Bài 1: Hồ sơ có khai man?

Thứ tư, 16/05/2018 12:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ở xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội thời gian gần đây dư luận đặc biệt quan tâm đến câu chuyện bà Nguyễn Thị Tâm (Sinh năm 1949, trú thôn 2) trước đây có tham gia Thanh niên xung phong (TNXP) nhưng được cho là đã đào ngũ trốn về quê lấy chồng, sinh con. Vậy, không biết bằng cách nào sau này bà Tâm bỗng dưng trở thành... thương binh.

Mặc cho nhiều cựu cán bộ, đảng viên ở địa phương đã liên tục làm đơn tố cáo gửi tới nhiều cấp nhưng không được giải quyết. Điều bí ẩn gì đang che giấu sự thật sau vụ việc này, bằng cách nào và ai là người đã tiếp tay cho “kẻ đào ngũ” khai man hồ sơ để trở thành người có công...?

Báo Công luận

Các cựu cán bộ, đảng viên xã Phù Lưu Tế gặp trao đổi với PV về câu chuyện  bà Tâm có tham gia TNXP nhưng đào ngũ nay lại trở thành người có công với cách mạng - Ảnh: Xuân Hoàng.

 
 

“Chúng tôi khẳng định, năm 1968, bà Nguyễn Thị Tâm có đi TNXP, nhưng đến năm 1970 thì bà Tâm đào ngũ, về quê lấy chồng, sinh con, không đi đâu nữa. Thế nhưng, nay bà Tâm lại được công nhận là hội viên, đồng thời là Ủy viên Ban Chấp hành Hội cựu TNXP của huyện, được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng như thương binh. Như vậy là quá bất công!” - Đó là khẳng định của các cựu cán bộ, đảng viên ở xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội tố cáo bà Nguyễn Thị Tâm hưởng sai chế độ thương binh.


Báo Công luận

Mặc dù không biết bà Tâm có hoàn thành nhiệm vụ hay không, nhưng Phó Chủ tịch UBND xã Phù Lưu Tế - Đỗ Văn Kỳ vẫn ký xác nhận là bà Tâm đã hoàn thành nhiệm vụ TNXP- Ảnh: Xuân Hoàng.

Theo hồ sơ, bà Nguyễn Thị Tâm có một bản khai cá nhân được lập ngày 25/10/2000, trong đó có nội dung: Bà Nguyễn Thị Tâm tham gia TNXP ngày 20/9/1968, xuất ngũ ngày 15/9/1972, đơn vị C731, Đội 73, Ban xây dựng 67; bị thương hồi 9 giờ, ngày 20/7/1970; chức vụ khi bị thương: Chiến sỹ; nơi bị thương: Đang làm nhiệm vụ thông xe ở Dốc Khỉ, Quảng Bình - Quảng Trị (?!); có 5 vết thương trên cơ thể; sau khi bị thương được cấp cứu tại Bệnh viện làng Ho, Đèo Khỉ, sau đó được an dưỡng tại Bệnh viện 26 từ ngày 5/8 đến 5/11/1970. 

Bản khai này được ông Đỗ Văn Kỳ, Phó Chủ tịch UBND xã Phù Lưu Tế ký ngày 11/11/2000, đã xác nhận bà Tâm là TNXP hoàn thành nhiệm vụ nay ở địa phương.

Báo Công luận
Không có cơ sở khẳng định bà Tâm có bị thương hay không nhưng lãnh đạo xã Phù Lưu Tế vẫn “vô tư” lập biên bản xác nhận bà Tâm có 5 vết thương- Ảnh: Xuân Hoàng. 

 

Ngoài bản khai trên, bà Tâm còn có một số giấy tờ khác liên quan như: Giấy cam đoan của bà Lê Thị Bưởi (trú tại thôn Bình Vọng, xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội). Trong giấy này bà Bưởi khai, bà nhập ngũ ngày 20/9/1968, nguyên là Đại đội trưởng C731 – TNXP, cam đoan bà Tâm là chiến sỹ C731, D73, TNXP, nhập ngũ cùng ngày 20/9/1968 đã hoàn thành nhiệm vụ, được ra quân ngày 15/9/1972 (không ghi nội dung bà Tâm bị thương). 

Giấy cam đoan này bà Bưởi ký ngày 30/6/1998, nhưng lại được ông Trần Quang Tuyến, Phó Chủ tịch UBND xã Văn Bình ký xác nhận ngày 30/6/1997 (ký trước 1 năm - PV).

Bên cạnh đó, bà Tâm còn có giấy xác nhận của ông Nguyễn Duy Tiêu, trú thôn Hạ, xã Phù Lưu Tế và ông Nguyễn Sỹ Mộc, trú thôn Thượng, xã Phù Lưu Tế, cả 2 vị này đều khai nhập ngũ và xuất ngũ cùng bà Tâm, đồng thời cả 2 giấy đều được ông Đỗ Văn Kỳ, Phó Chủ tịch UBND xã Phù Lưu Tế ký xác nhận vào ngày 11 và 12/11/2000. Ngoài ra các loại giấy tờ khác liên quan theo quy định, như quyết định xuất ngũ TNXP hoặc hoàn thành nhiệm vụ TNXP, giấy chứng nhận bị thương, giấy ra viện, chuyển viện... đều không có.

 

Báo Công luận

Giấy chứng nhận bị thương và biên bản giám định tỷ lệ thương tật được làm rất “khẩn trương” khi còn 2 ngày nữa là kết thúc việc xác nhận thương binh, liệt s là TNXP- Ảnh: Xuân Hoàng. 

Trớ trêu thay, chỉ có mấy loại giấy tờ trên nhưng ngày 17/11/2000, đại diện các cơ quan như Đảng, Đoàn và UBND xã Phù Lưu Tế vẫn tiến hành “họp khẩn” để lập biên bản đề nghị xác nhận người được hưởng chính sách như thương binh cho bà Tâm với 5 vết thương theo “phỏng đoán” như lời bà Tâm khai. Sau đó 5 ngày, tức ngày 22/11/2000, căn cứ biên bản đề nghị xác nhận người hưởng chính sách như thương binh của xã Phù Lưu Tế và bản kê khai cá nhân của bà Tâm, bản cam đoan của đồng đội, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Giao thông Vận tải đã cấp ngay cho bà Tâm giấy chứng nhận bị thương.

Không lâu sau đó, ngày 29/12/2000 (tức trước 2 ngày khi Quyết định số 104/QĐ-TTg về việc xác nhận thương binh, liệt sỹ là TNXP kết thúc - PV), Hội đồng giám định y khoa Bộ Giao thông Vận tải đã “khẩn trương” tổ chức giám định thương tật cho bà Tâm, với tỷ lệ thương tật 23%, căn cứ theo các vết thương được bà Tâm tự kê khai, để rồi sau đó đương nhiên bà Tâm trở thành thương binh (?!).

Báo Công luận
 
Báo Công luận
Bà Tâm còn gian dối kê khai tăng thời gian để trục lợi chế độ ưu đãi người có công và truy lĩnh chế độ đi B- Ảnh: Xuân Hoàng. 

 

Cũng từ đó, hiển nhiên bà Tâm đã là người có công với cách mạng. Cho nên, khi Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được sửa đổi, bổ sung và Nghị định số 47/2000/NĐ-CP được triển khai bà Tâm lại đương nhiên được hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi một lần với số tiền không nhỏ. Chưa nói đến, sau khi trở thành thương binh, bà Tâm còn được Chủ tịch nước tặng thưởng Huy chương kháng chiến hạng Nhì, Ban liên lạc toàn quốc bộ đội Trường Sơn, Đường Hồ Chí Minh tặng kỷ niệm chương... và nhiều chế độ ưu đãi khác của Đảng, Nhà nước dành cho người có công với cách mạng bà Tâm đều được hưởng một cách trọn vẹn trong suốt gần 18 năm ròng.

Không chỉ có vậy, quá trình điều tra chúng tôi còn phát hiện bà Tâm còn có sự gian dối khác để trục lợi chế độ ưu đãi trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến. Cụ thể, tại quyết định số 88138/QĐ-LĐTBXH, ngày 23/7/2003 của Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Hà Tây (cũ) về việc trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến, bà Tâm có thời gian là 6 năm 3 tháng quy tròn đủ 6,5 năm. Trong khi đó, nếu tạm tính trong hồ sơ thương binh khai man của bà Tâm thì bà Tâm có thời gian tham gia TNXP từ 20/9/1968 đến 15/9/1972 là gần trọn 4 năm nhưng lại khai vượt quá 2 năm 3 tháng để trục lợi.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn phát hiện bà Tâm có tên trong danh sách nhận truy lĩnh chế độ đi B- theo văn bản số 672- TV10- Cục Tài vụ- Bộ Quốc phòng (Danh sách này do Ban chấp hành huyện Đoàn Mỹ Đức lập được Thiếu tá Đào Phúc Huấn, cán bộ Ban chỉ huy Quân sự huyện và đồng chí Đặng Đức Cảnh, Phó Bí thư huyện Đoàn Mỹ Đức ký xác nhận- PV).

Báo Công luận
Bằng chứng thể hiện con trai đầu bà Tâm sinh năm 1970- Ảnh: Xuân Hoàng. 

 

Ngoài ra, quá trình điều tra, chúng tôi còn phát hiện thêm một số chi tiết không kém phần quan trọng đó là: Hồ sơ học bạ của con trai đầu bà Tâm, tên là Nguyễn Duy Hải được Hội đồng thi tốt nghiệp các cấp đều xác lập anh Hải sinh ngày 7/8/1970, thế nhưng bà Tâm một mực cho rằng bà sinh con trai đầu vào ngày 30/10/1971. 

Tuy nhiên, theo chúng tôi, cho dù bà Tâm sinh con đầu vào năm 1970 hay 1971 thì bà Tâm cũng không thể là đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ TNXP được, bởi bà Tâm khai là tham gia TNXP từ 1968 đến 1972, vậy trong thời gian đó bà Tâm về lấy chồng, sinh con không được phép của thủ trưởng các cấp có thẩm quyền thì coi như bà Tâm đã không hoàn thành nhiệm vụ. Không hoàn thành nhiệm vụ thì chắc chắn không đạt tiêu chuẩn để kết nạp vào TNXP, đồng nghĩa với việc bà Tâm không thể được hưởng các chế độ khác như thương binh hay huân, huy chương, kỷ niệm chương...

Cần nói thêm, trong hồ sơ điều tra chúng tôi còn có bằng chứng để khẳng định cuộc “họp khẩn” vào ngày 17/11/2000 của các cơ quan như Đảng, Đoàn và UBND xã Phù Lưu Tế để lập biên bản đề nghị xác nhận người được hưởng chính sách như thương binh cho bà Tâm chỉ là một cuộc họp giả cách, không có thực...

Vậy tại sao câu chuyện “kẻ đào ngũ không hoàn thành nhiệm vụ” lại trở thành người có công với cách mạng vẫn cứ điềm nhiên thụ hưởng các chế độ chính sách đãi ngộ của Đảng và Nhà nước lại không bị đưa ra kiểm điểm, xử lý để đem lại sự công bằng cho xã hội..?

Xuân Hoàng

Bài 2: Đâu là sự thật?

Tin khác

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra
Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

(CLO) Công ty CP Tập đoàn Thuận An là nhà thầu quen thuộc với nhiều công trình xây dựng trên cả nước, riêng tại Hà Nội nhà thầu này góp mặt tại 5 gói thầu, với tổng giá trị 778,372,534,000 VND.

Điều tra
Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

(CLO) Mặc dù đang nợ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng Công ty TNHH xây dựng và TM Lam Sơn vẫn được UBND thị xã Nghi Sơn phê duyệt trúng gói thầu trị giá gần trăm tỷ đồng.

Điều tra