Bình Dương: Ai chịu trách nhiệm trong vụ cháy gần 10ha rừng phòng hộ?

Thứ sáu, 22/06/2018 07:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Vụ cháy xảy ra tại khu vực Núi Cậu đã thiêu rụi gần 10 ha rừng phòng hộ nhận khoán của Công ty TNHH Bích Hương. Nguyên nhân vụ cháy theo công ty này, có khả năng xuất phát từ việc khách du lịch đốt lửa trại, đun nấu đồ ăn trong rừng.

Thiệt hại nặng nề do hoạt động du lịch?

Ngày 28/4/2018, tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã xảy ra vụ cháy rừng phòng hộ Núi Cậu, khiến gần 10 ha rừng bị thiêu rụi. Song cho đến thời điểm hiện tại, các đơn vị chịu trách nhiệm vẫn đùn đẩy lẫn nhau. Vào cuộc tìm hiểu, PV bất ngờ phát hiện nhiều sự việc vẫn còn “khuất lấp” trong những năm qua.

Theo tìm  hiểu của PV, khu diện tích gần 800 ha đất rừng phòng hộ Núi Cậu được giao cho Công ty TNHH Bích Hương (Công ty Bích Hương - khu phố 4B, thị trấn Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương) quản lý, trồng rừng hơn 20 năm qua.

Đại diện Công ty Bích Hương cho biết, thời điểm xảy ra cháy, công ty đã chủ động huy động toàn bộ nhân lực, vật lực phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành dập lửa. Tuy nhiên, do địa hình khó khăn, cộng nắng nóng, gió lớn nên phải đến chiều tối cùng ngày, đám cháy mới được dập tắt.

Báo Công luận
Ông Nguyễn Văn Hỷ - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Bích Hương buồn bã nói về hoàn cảnh của Công ty 
Theo đại diện Công ty Bích Hương, dù doanh nghiệp đã chủ động trong công tác PCCC, cũng như được kiểm tra định kỳ, song vẫn bị Ban Quản lý rừng và Hạt Kiểm lâm… quy kết trách nhiệm. Cụ thể, theo biên bản số 78/BB – BQLR về việc thực hiện các quy định trong hợp đồng khoán bảo vệ rừng đối với chủ rừng là Công ty Bích Hương do các bên liên quan họp ngày 11/5 đã kết luận: “Công ty TNHH Bích Hương đã không thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của người nhận khoán, để xảy ra cháy rừng, làm thiệt hại tài sản của nhà nước...”.

Trước nội dung trên, đại diện Công ty Bích Hương chia sẻ: “Chúng tôi luôn có đội ngũ túc trực phòng cháy, thường xuyên tổ chức cào rác, lá khô với trang thiết bị đầy đủ. Hơn hết, chúng tôi cho rằng nguyên nhân cháy là do hoạt động đốt lửa nấu ăn của khách du lịch. Chúng tôi đã nhiều lần ý kiến, phản đối hoạt động du lịch này nhưng bị các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương phớt lờ và  không xử lý”.

Đại diện Công ty Bích Hương cho biết, nhiều năm trở lại đây, bất ngờ có một đơn vị vào khai thác du lịch trên địa bàn rừng do công ty nhận khoán mà không được sự đồng thuận của công ty. Theo đó, đơn vị này tự ý lập cổng, bán vé cho du khách, nhưng lại không quan tâm đến việc du khách vào rừng làm gì. Đã nhiều lần Công ty Bích Hương phát hiện khách du lịch nấu nướng trong rừng và thường xuyên nhắc nhở, thế nhưng phía đơn vị khai thác du lịch phớt lờ.

Tìm hiểu thực tế, khi vào cửa rừng phòng hộ Núi Cậu, PV nhận thấy có một cổng chào du lịch ở bên ngoài bìa rừng, đi sâu vào trong cũng xuất hiện cổng du lịch. Tại khu vực cổng xuất hiện rào chắn, khách vào phải mua vé với giá 3.000 đồng/người. Trên vé có đề tên “Công ty TNHH 1TV KTTL Dầu Tiếng – Phước Hòa”.

Báo Công luận
Đơn vị lạ tự ý xây dựng nhà, lập trạm bán vé thu tiền khách trước cửa rừng 
Điều đặc biệt, theo PV quan sát, trong số khách du lịch vào tham quan. nhiều người mang theo đồ ăn sẵn và cả đồ chưa chín, nhưng không hề thấy sự nhắc nhở của đơn vị khai thác du lịch tại đây. Khi đi sâu vào rừng, PV phát hiện một số bãi rác đã được gom lại đốt thành đống, trong khi đó, vẫn còn nhiều rác vứt ngổn ngang khắp nơi. Chưa hết, quanh và trong khu vực vụ cháy xảy ra, PV phát hiện nhiều bếp nấu ăn tự chế do khách du lịch để lại.

Ấy vậy, trong biên bản sau khi vụ cháy xảy ra lại không có bất cứ ý kiến cũng như thông tin nào đề cập tới đơn vị khai thác, bán vé cho khách du lịch tại đây. Toàn bộ trách nhiệm đều dồn phần lớn lên vai của Công ty Bích Hương. Liệu đánh giá, kết luận như vậy đã đảm bảo khách quan, hợp tình, hợp lý?

“Mất nhiều hơn thế!...”

Đó là câu nói được ông Nguyễn Văn Hỷ - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Bích Hương lặp đi lặp lại trong cuộc trò chuyện cùng PV. Ông Hỷ cho biết, ngoài thiệt hại về vụ cháy lần này, kể từ trước đó rất lâu, thời điểm bắt đầu ký hợp đồng nhận khoán rừng, ông cùng Công ty Bích Hương đã luôn phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát.

Cụ thể, theo lời ông Hỷ, thời điểm năm 1996, hưởng ứng lời kêu gọi phủ xanh đất trống, đồi núi trọc của Thủ tướng Chính phủ, Công ty Bích Hương đã ký hợp đồng nhận khoán, trồng và quản lý rừng phòng hộ Núi Cậu với Lâm trường Minh Đức cũ. Sau quá trình chia tỉnh, Công ty lại ký lại các hợp đồng số 01/HĐK ngày 8/8/1998 và hợp đồng số 01/HĐK ngày 16/6/1999 với UBND tỉnh Bình Dương.

Báo Công luận
Rác thải, bếp nấu ăn tự chế của khách gây ô nhiễm, hủy hoại cảnh quan, hệ sinh thái rừng phòng hộ. 
Ông Hỷ cho hay: “Sau khi ký hợp đồng, Công ty Bích Hương đã tập trung toàn bộ vốn để trồng mới rừng. Tính đến tháng 7/2011, tổng diện tích rừng trồng mới và trồng dặm là 757,6 ha. Suốt hơn 20 năm qua, chúng tôi đã đổ bao tiền của, mồ hôi, nước mắt để đầu tư trồng, bảo vệ rừng phòng hộ. Vậy mà chúng tôi không hưởng được bất cứ chế độ nào theo luật định”.

Cụ thể, theo ông Hỷ, từ thời điểm ký hợp đồng nhận khoán rừng năm 1996 tới nay, Công ty Bích Hương không hề được hỗ trợ vay ưu đãi về lãi suất để trồng rừng phòng hộ theo quy định. Đặc biệt, ông Hỷ cho biết, Công ty cũng chưa nhận được bất cứ khoản tiền hỗ trợ trồng, bảo vệ, quản lý rừng phòng hộ từ ngân sách.

“Chúng tôi là doanh nghiệp, đầu tư tất cả tiền bạc, công sức vào rừng phòng hộ Núi Cậu suốt bao năm lại không nhận được hỗ trợ gì từ cấp trên cũng đành đi, nhưng ngay cả những chi phí cho công trồng, bảo vệ, chăm sóc rừng phòng hộ suốt hơn 20 năm trời theo quy định của pháp luật thì chúng tôi cũng không hề nhận được một đồng nào. Không hiểu số tiền này đã đi đâu, về đâu? Và phải đợi đến bao giờ Công ty chúng tôi mới nhận được hỗ trợ?”, ông Hỷ bức xúc nói.

Congluan.vn sẽ tiếp tục thông tin./.

P.V

Tin khác

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Điều tra
Công ty CP Tập đoàn Thuận An từng dính sai phạm trong thi công dự án tại Bắc Giang

Công ty CP Tập đoàn Thuận An từng dính sai phạm trong thi công dự án tại Bắc Giang

(CLO) Trong quá trình thi công dự án Xây dựng cầu Đồng Việt và đường dẫn lên cầu huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, nhà thầu duy nhất tham dự và trúng thầu là liên danh Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính, đã để xảy ra nhiều sai phạm.

Điều tra
Công ty TNHH Quyết Thắng trúng nhiều gói thầu với giá 'siêu tiết kiệm' cho ngân sách

Công ty TNHH Quyết Thắng trúng nhiều gói thầu với giá 'siêu tiết kiệm' cho ngân sách

(CLO) Những năm qua, Công ty TNHH Quyết Thắng đã trúng nhiều gói thầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Bắc Kạn, Cao Bằng... nhưng tỷ lệ tiết kiệm ngân sách sát mức 0%.

Điều tra
Yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp trao quyết định nghỉ hưu cho người lao động!

Yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp trao quyết định nghỉ hưu cho người lao động!

(CLO) Mới đây, Sở Y tế tỉnh Nghệ An đã ra công văn yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp giải quyết ngay các vấn đề phản ánh của người lao động, đặc biệt phải tổ chức trao quyết định nghỉ hưu cho bà Vy Thị Hồng Cứu.

Điều tra
Cơ quan chức năng cần sớm giải quyết khiếu nại của người dân

Cơ quan chức năng cần sớm giải quyết khiếu nại của người dân

(NB&CL) Mặc dù người dân đã gửi đơn khiếu nại về việc bị Công ty CP Phú Đức Chính và Công ty Thuận Lập khai thác đá trên núi Thị Vải, tiểu khu Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, chồng lấn trên 24 héc ta đất rừng phòng hộ, nhưng BQL Rừng phòng hộ Bà Rịa - Vũng Tàu suốt một thời gian dài vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng.

Điều tra