Đủ yếu tố xử lý hình sự!

Thứ ba, 16/10/2018 14:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hành vi chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng trái pháp luật tùy vào tính chất mức độ mà có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự. Cụ thể trong trường hợp này diện tích bị xâm hại tổng cộng khoảng 12,25 ha, trong đó có hơn 11 ha rừng đặc dụng nên đã đủ yếu tố xử lý hình sự... Đó là nhận định của LS Đào Liên (Luật Tiền Phong) xung quanh việc hàng chục héc ta đất rừng đặc dụng bị phá để làm đường ở Võ Nhai (Thái Nguyên).

Đoàn kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ làm rõ việc mở đường đi xuyên giữa rừng đặc dụng Thần Sa (huyện Võ Nhai, Thái Nguyên) và việc chấp hành pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản mà Báo điện tử Congluan.vn đã phản ánh thời gian qua.

Báo Công luận
Diện tích bị xâm hại tổng cộng khoảng 12,25 ha. Ảnh A.Đ 

Như đã thông tin, trong 2 năm 2008-2009, UBND tỉnh Thái Nguyên cấp phép cho Cty Thăng Long nhiều điểm mỏ vàng tại xã Thần Sa. Theo đó tại khu vực Bản Ná, Cty Thăng Long được cấp 37,25ha; trong đó khu vực khai thác là 32,6ha, khu vực xây dựng văn phòng 4,65ha. Phương pháp khai thác lộ thiên với trữ lượng khai thác ở điểm mỏ này lên tới hơn 1 triệu mét khối cát quặng. Sản lượng khai thác hàng năm khoảng 320.000 tấn cát quặng. Thời hạn cho phép khai thác 7 năm kể từ ngày 12/6/2008, trong đó 1 năm xây dựng cơ bản, 5 năm khai thác và 1 năm hoàn thổ, phục hồi môi trường. 

Tuy nhiên, không hiểu vì sao khi quyết định và thời gian khai thác chỉ còn vài ngày nữa là hết hạn, doanh nghiệp moi gần hết phạm vi khai thác thì ngày 29/5/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên khi đó là ông Dương Ngọc Long lại ký quyết định điều chỉnh và gia hạn cho điểm mỏ vàng bản Ná, được tính từ ngày 6/12/2013 đến hết ngày 6/12/2021? Về trữ lượng khai thác tại mỏ vàng bản Ná cũng được tính toán rút xuống còn 170.254m3 cát quặng; công suất khai thác 25.000m3/năm. Nếu cộng cả thời gian theo quyết định cấp phép năm 2008, thì tổng thời gian thực hiện dự án này lên tới 13 năm. 

Ngoài bản Ná thì khu vực cánh đồng Khắc Kiệm, xóm Xuyên Sơn cũng được cấp cho Cty Thăng Long từ năm 2009. Khu vực này hiện chưa đưa vào khai thác và đang là cánh đồng lúa xanh tốt nuôi sống 88 hộ dân xóm Xuyên Sơn. 

Rõ ràng tỉnh Thái Nguyên đã có động thái “ưu ái” trong việc cấp phép khai thác mỏ vàng sa khoáng tại đây, bởi ngày 30/3/2015, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị 03 về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách pháp luật về khoáng sản, trong đó nhấn mạnh “không cấp phép mới thăm dò, khai thác vàng sa khoáng”; hạn chế và đi đến chấm dứt cấp phép khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ. Thế nhưng, khi giấy phép của Công ty Thăng Long chỉ còn thời gian ít ngày là hết hạn thì ngày 29/5/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên bất ngờ ký quyết định gia hạn khai thác cho doanh nghiệp này với tổng khối lượng lên tới 170.254m3 cát quặng; công suất khai thác 25.000 m3 cát quặng/năm. 

Báo Công luận
Khai thác vàng xâm lấn cả đường dân sinh. Ảnh A.Đ 

Đặc biệt, báo cáo mới nhất của đoàn liên ngành tỉnh Thái Nguyên thể hiện diện tích bị xâm hại tổng cộng khoảng 12,25 ha, trong đó có hơn 11 ha rừng đặc dụng. Vấn đề này, luật sư Đào Thị Liên (Luật Tiền Phong)  có quan điểm: Hành vi chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng trái pháp luật tùy vào tính chất mức độ mà có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự. Cụ thể trong trường hợp này diện tích bị chuyển mục đích lên đến 12 héc ta nên đã đủ yếu tố xử lý hình sự, khi xử lý hình sự thì không xử lý hành chính đối với cùng 1 hành vi. 

Theo Điều 229 Luật Hình sự 2015: Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn cho phép chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2) trái quy định của pháp luật thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu phạm tội có tổ chức hoặc  diện tích đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất bị chuyển mục đích trái pháp luật có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2) thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 

Ngoài ra, để xác định có hay không có tổ chức (đồng phạm), căn cứ theo điều 9 Luật cán bộ, công chức 2008 thì CBCC phải chấp hành quyết định của cấp trên; khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Nhóm PV

Tin khác

Công ty CP Tập đoàn Thuận An từng dính sai phạm trong thi công dự án tại Bắc Giang

Công ty CP Tập đoàn Thuận An từng dính sai phạm trong thi công dự án tại Bắc Giang

(CLO) Trong quá trình thi công dự án Xây dựng cầu Đồng Việt và đường dẫn lên cầu huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, nhà thầu duy nhất tham dự và trúng thầu là liên danh Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính, đã để xảy ra nhiều sai phạm.

Điều tra
Công ty TNHH Quyết Thắng trúng nhiều gói thầu với giá 'siêu tiết kiệm' cho ngân sách

Công ty TNHH Quyết Thắng trúng nhiều gói thầu với giá 'siêu tiết kiệm' cho ngân sách

(CLO) Những năm qua, Công ty TNHH Quyết Thắng đã trúng nhiều gói thầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Bắc Kạn, Cao Bằng... nhưng tỷ lệ tiết kiệm ngân sách sát mức 0%.

Điều tra
Yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp trao quyết định nghỉ hưu cho người lao động!

Yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp trao quyết định nghỉ hưu cho người lao động!

(CLO) Mới đây, Sở Y tế tỉnh Nghệ An đã ra công văn yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp giải quyết ngay các vấn đề phản ánh của người lao động, đặc biệt phải tổ chức trao quyết định nghỉ hưu cho bà Vy Thị Hồng Cứu.

Điều tra
Cơ quan chức năng cần sớm giải quyết khiếu nại của người dân

Cơ quan chức năng cần sớm giải quyết khiếu nại của người dân

(NB&CL) Mặc dù người dân đã gửi đơn khiếu nại về việc bị Công ty CP Phú Đức Chính và Công ty Thuận Lập khai thác đá trên núi Thị Vải, tiểu khu Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, chồng lấn trên 24 héc ta đất rừng phòng hộ, nhưng BQL Rừng phòng hộ Bà Rịa - Vũng Tàu suốt một thời gian dài vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng.

Điều tra
Quận Hoàng Mai (TP. Hà Nội): Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phú Nguyên lập trạm sản xuất bê tông trái phép?

Quận Hoàng Mai (TP. Hà Nội): Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phú Nguyên lập trạm sản xuất bê tông trái phép?

(NB&CL) Trên địa bàn phường Trần Phú (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội), Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phú Nguyên cho nhiều doanh nghiệp vào lắp đặt, sản xuất bê tông trái phép suốt nhiều năm nhưng chính quyền địa phương có dấu hiệu bao che, không quyết liệt xử lý, khiến dư luận nhân dân bức xúc.

Điều tra