Vì sao tỉnh Thái Nguyên liên tục xin chuyển đổi đất rừng đặc dụng?

Thứ hai, 10/12/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có văn bản số 8722 BNN-TCLN do Thứ trưởng Hà Công Tuấn ký trả lời về việc điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, có nội dung bác ý kiến đề nghị chuyển đổi 1.800 ha rừng đặc dụng của tỉnh này.

Như Congluan.vn đã phản ánh, vụ việc xâm hại rừng đặc dụng Thần Sa (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) để khai thác vàng gây bức xúc dư luận trong suốt thời gian qua. Liên quan đến vụ việc này, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra, làm rõ các nội dung liên quan đến việc buông lỏng quản lý để doanh nghiệp khai thác vàng sa khoáng và xây dựng nhiều công trình trái phép trên hàng chục héc ta rừng đặc dụng Thần Sa báo cáo trước ngày 15/11.

Mặc dù, sau khi xét đề nghị của UBND tỉnh Thái Nguyên, ngày 10/5/2017 Thủ  tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kí Nghị quyết 51, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020 của tỉnh Thái Nguyên, tổng diện tích đất rừng đặc dụng của tỉnh Thái Nguyên là 43.360 ha.

Báo Công luận
Văn bản của Bộ NN&PTNT bác ý kiến đề nghị chuyển đổi 1800 ha rừng đặc dụng của tỉnh Thái Nguyên. Ảnh A.Đ

Tuy nhiên, đến ngày 23/10/2018,  tỉnh Thái Nguyên có Tờ trình số 128 gửi Bộ NN&PTNT đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch rừng đặc dụng 1.851 ha. Trong đó chuyển 30,95 ha rừng tự nhiên sang quy hoạch rừng phòng hộ, chuyển 1.703 ha rừng tự nhiên sang rừng sản xuất và chuyển hẳn 117 ha rừng tự nhiên ra ngoài quy hoạch rừng.

Theo số liệu trong Báo cáo kết quả điều chỉnh 3 loại rừng của tỉnh Thái Nguyên thì diện tích rừng đặc dụng chỉ có 40.261 ha. Lệch 3.098 ha so với phê duyệt điều chỉnh của Thủ tướng trước đó.

Mặt khác tỉnh Thái Nguyên lại  đề xuất đưa 1.725 ha rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc vào quy hoạch rừng đặc dụng với lý do để bảo vệ cảnh quan Hồ Núi Cốc. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu, diện tích quy hoạch rừng đặc dụng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh. Trong trường hợp đã rà soát mà diện tích vẫn sai khác thì phải trình Chính phủ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020.

Không chuyển ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng đối với diện tích rừng tự nhiên, trong trường hợp chuyển sang mục đích khác phải thực hiện theo quy định của Nghị quyết số 71/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

Việc đưa ra khỏi quy hoạch rừng đặc dụng để quy hoạch vào loại loại rừng khác hoặc quy hoạch vào rừng đặc dụng phải căn cứ tiêu chí rừng đặc dụng theo quy định tại Nghị định số 117/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý rừng đặc dụng. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng phát hiện đất rừng phòng hộ tỉnh Thái Nguyên đề xuất thấp hơn 666 ha so với quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt và thấp hơn 9.292 ha so với hiện trạng sử dụng đất rừng của tỉnh này.

Chính vì thế, Bộ đã yêu cầu tỉnh Thái Nguyên không chuyển ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng đối với diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ xung yếu, rất xung yếu; trong trường hợp chuyển sang mục đích khác phải thực hiện theo Nghị quyết số 71/2017 của Chính phủ. Diện tích rừng phòng hộ phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt. Trường hợp đã rà soát mà diện tích vẫn sai khác thì phải trình Thủ tướng điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất cuối kỳ 2016-2020.

Vì sao tỉnh Thái Nguyên lại liên tiếp xin chuyển đổi đất rừng đặc dụng vẫn là ẩn số chưa có lời giải, tuy nhiên nhiều ý kiến dư luận cho rằng, do doanh nghiệp khai thác vàng chồng lấn vào diện tích trên nên mượn cớ thay đổi quy hoạch để hợp thức, che dấu cho sai phạm?

Congluan.vn sẽ tiếp tục thông tin.

Nhóm PV

 

Tin khác

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Điều tra
Công ty CP Tập đoàn Thuận An từng dính sai phạm trong thi công dự án tại Bắc Giang

Công ty CP Tập đoàn Thuận An từng dính sai phạm trong thi công dự án tại Bắc Giang

(CLO) Trong quá trình thi công dự án Xây dựng cầu Đồng Việt và đường dẫn lên cầu huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, nhà thầu duy nhất tham dự và trúng thầu là liên danh Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính, đã để xảy ra nhiều sai phạm.

Điều tra
Công ty TNHH Quyết Thắng trúng nhiều gói thầu với giá 'siêu tiết kiệm' cho ngân sách

Công ty TNHH Quyết Thắng trúng nhiều gói thầu với giá 'siêu tiết kiệm' cho ngân sách

(CLO) Những năm qua, Công ty TNHH Quyết Thắng đã trúng nhiều gói thầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Bắc Kạn, Cao Bằng... nhưng tỷ lệ tiết kiệm ngân sách sát mức 0%.

Điều tra
Yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp trao quyết định nghỉ hưu cho người lao động!

Yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp trao quyết định nghỉ hưu cho người lao động!

(CLO) Mới đây, Sở Y tế tỉnh Nghệ An đã ra công văn yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp giải quyết ngay các vấn đề phản ánh của người lao động, đặc biệt phải tổ chức trao quyết định nghỉ hưu cho bà Vy Thị Hồng Cứu.

Điều tra
Cơ quan chức năng cần sớm giải quyết khiếu nại của người dân

Cơ quan chức năng cần sớm giải quyết khiếu nại của người dân

(NB&CL) Mặc dù người dân đã gửi đơn khiếu nại về việc bị Công ty CP Phú Đức Chính và Công ty Thuận Lập khai thác đá trên núi Thị Vải, tiểu khu Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, chồng lấn trên 24 héc ta đất rừng phòng hộ, nhưng BQL Rừng phòng hộ Bà Rịa - Vũng Tàu suốt một thời gian dài vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng.

Điều tra