Đã từng có lệnh khởi tố, bắt giam Phạm Công Trung

Chủ nhật, 14/01/2018 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 30/3/2015, Cơ quan cảnh sát điều tra đã có lệnh khởi tố và bắt giam với Phạm Công Trung, em trai Phạm Công Danh.Ngày 12/11/2015, Viện kiểm sát chính thức có quyết định không phê chuẩn việc khởi tố với Phạm Công Trung. Vậy Phạm Công Trung có vai trò gì trong vụ án này.

Giúp sức tích cực cho Phạm Công Danh

Theo Cơ quan điều tra, để tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Xây Dựng từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng, do không thể rút tiền trực tiếp từ Ngân hàng Xây Dựng, do Ngân hàng Xây Dựng đang bị Ngân hàng Nhà nước giám sát, Phạm Công Danh chủ trương dùng tiền của Ngân hàng Xây Dựng gửi sang BIDV, dùng số tiền này làm tài sản đảm bảo để BIDV cho các công ty của Danh vay. Do BIDV không thể cho vay tiền với mục đích góp vốn, mua cổ phần của Ngân hàng Xây Dựng, Phạm Công Danh chỉ đạo Phạm Công Trung cùng các cá nhân khác lập hồ sơ khống là kinh doanh vật liệu xây dựng để làm mục đích vay tiền BIDV. Tất cả 12 công ty được chọn để vay tiền BIDV đều không hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng. Giám đốc các công ty đều là nhân viên bảo vệ, rửa xe … của Phạm Công Danh, Phạm Công Trung. Các giám đốc “hờ” này không được quản lý, quyết định, không biết gì về hoạt động của công ty. Không chỉ đứng tên vay tiền tại BIDV, các công ty này còn được Phạm Công Danh sử dụng để vay tiền tại Sacombank, TPBank, Ngân hàng Xây Dựng, là công cụ chủ yếu để Phạm Công Danh rút ra 18.000 tỷ đồng trong vụ án.

Cơ quan điều tra xác định Phạm Công Trung giúp sức tích cực cho Phạm Công Danh trong việc lập hồ sơ vay của 12 công ty tại 4 chi nhánh của BIDV với số tiền 4.700 tỷ đồng. Để làm phương án kinh doanh trong hồ sơ vay vốn BIDV, Phạm Công Trung lấy số liệu của 30 dự án xây dựng, đem về cho Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn, Lưu Trung Kiên, Phan Minh Tùng lập hợp đồng mua bán khống giữa 12 công tyđứng tên vay vốn và 29 công ty bên ngoài. Phạm Công Danh, Phạm Công Trung cùng các cá nhân khác lập 67 Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng khống ký giữa 12 công ty với các đối tác khác. Trong 67 Hợp đồng này, có 4 Hợp đồng của Công ty Việt Trung (do chính Phạm Công Trung làm giám đốc), có một hợp đồng do Nguyễn Minh Tuấn (cháu Phạm Công Trung) ký, Tuấn khai ký hợp đồng theo yêu cầu của Trung, chính Phạm Công Trung thừa nhận việc này.

Báo Công luận
Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh luôn được dư luận quan tâm đặc biệt 

Nhiều giám đốc các công ty ký các hợp đồng khống khai việc ký hợp đồng khống là do Phạm Công Trung liên hệ, thỏa thuận với họ. Giám đốc các công ty đầu vào như Nguyễn Quốc Thịnh (giám đốc Công ty Thịnh Quốc), Nguyễn Ngọc Thái (giám đốc Công ty Quốc Thắng), Lê Văn Tuấn (giám đốc Công ty Thiên Trang Phạm) … khai họ đứng tên làm giám đốc công ty giúp Tập đoàn Thiên Thanh theo đề nghị của Phạm Công Trung. Họ không điều hành công ty, không thấy công ty hoạt động gì ngoài việc ký các hồ sơ liên quan đến việc vay tiền, chuyển tiền, hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty để phục vụ cho Tập đoàn Thiên Thanh. Giám đốc các công ty đầu ra khai: 12 công ty (đứng tên vay vốn BIDV) ký hợp đồng bán cho 26 công ty trên nhiều địa phương; các doanh nghiệp này được Phạm Công Trung giới thiệu sẽ bán vật liệu với giá rẻ, cho trả chậm hoặc thu xếp nguồn vốn nên đã ký hợp đồng mua bán với các công ty của Tập đoàn Thiên Thanh. Hàng chục cá nhân tham gia chuyển tiền trong vụ việc đều là nhân viên của Phạm Công Danh, Phạm Công Trung. Các cá nhân này đứng tên mở tài khoản, ký chứng từ rút tiền, chuyển tiền nhưng không nhìn thấy tiền, không được sử dụng tiền, không biết tiền đi đâu. Giám đốc nhiều công ty liên quan đến việc lập hồ sơ khống để vay tiền tại Ngân hàng Xây Dựng, Sacombank, Tienphongbank và rút tiền từ Ngân hàng Xây Dựng cũng khai Phạm Công Trung là người trực tiếp nhờ họ đứng tên làm giám đốc và lấy thông tin của họ, đưa họ đi ký thủ tục để thành lập doanh nghiệp.

Không chỉ gúp sức tích cực cho Phạm Công Danh, Phạm Công Trung và gia đình còn trực tiếp hưởng lợi tiền rút ra từ BIDV. Phạm Công Danh, Phạm Công Trung và gia đình (Phạm Tòa, bố đẻ; Quách Kim Chi, vợ Danh; Phạm Thị Hồng Hoa, Phạm Thị Kim Loan, Phạm Thị Hồng Liên – chị em ruột) đều đứng tên, sở hữu cổ phần Ngân hàng Xây Dựng. Nguồn tiền mua cổ phần này là từ 4.700 tỷ đồng vay BIDV. Phạm Công Trung buộc phải biết chính mình đã dùng tiền rút từ BIDV để mua cổ phần Ngân hàng Xây Dựng.

Người không hưởng lợi thì bị tội

Những người lao động ký mà không biết gì, không hưởng lợi, chỉ vì tin tưởng anh em Phạm Công Trung, Phạm Công Danh đã bị truy tố, xử phạt trong vụ án như Nguyễn Tấn Thành (bảo vệ Tập Đoàn Thiên Thanh, đứng tên giám đốc Công ty Thành Trí), Trần Thanh Tùng (bảo vệ Tập Đoàn Thiên Thanh, đứng tên giám đốc Công ty Thanh Quang), Nguyễn Hữu Duyên(nhân viên rửa xe Tập đoàn Thiên Thanh, đứng tên giám đốc Công ty Quang Đại), Nguyễn Quốc Thịnh (bảo vệ Tập Đoàn Thiên Thanh, đứng tên giám đốc Công ty Thịnh Quốc)...

Không chỉ có ảnh hưởng quan trọng tại Tập đoàn Thiên Thanh, Phạm Công Trung còn giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Xây Dựng. Theo Cơ quan điều tra, các cá nhân liên quan đã tham gia họp và được Phạm Công Danh chỉ đạo gồm: Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn, Lưu Trung Kiên … đều khẳng định Phạm Công Trung có tham gia họp bàn và được Danh giao thu thập thông tin dự án để lập hồ sơ khống vay tiền BIDV. Trong hành vi vay tiền tại BIDV, Cơ quan điều tra nhận định mặc dù không ký trực tiếp trên hồ sơ nhưng vai trò của Phạm Công Trung rất rõ nét và quan trọng hơn vai trò của Phan Minh Tùng và một số cá nhân khác đã đã và đang bị xử lý hình sự.

Khoản vay 4.700 tỷ đồng tại BIDV bằng hồ sơ khống sau đó đã được Phạm Công Danh trả nợ bằng 3.070 tỷ đồng của Ngân hàng Xây Dựng tại BIDV và các khoản rút trái phép khác từ Ngân hàng Xây Dựng. Đến nay Ngân hàng Xây Dựng không thu hồi được số tiền này. Trong quá trình điều tra, ngoài việc ra quyết định khởi tố, tạm giam Phạm Công Trung, Cơ quan điều tra đã kê biên 44 bất động sản mang tên Công ty Việt Trung do Phạm Công Trung làm giám đốc. Không chỉ không bị xem xét trách nhiệm hình sự, trong quá trình xét xử vụ án tại giai đoạn 1, Tòa đã quyết định giải tỏa kê biên, trả lại các tài sản này cho Công ty Việt Trung.

Sáng 13/1/2018, trả lời Tòa, Phạm Công Trung “ngây thơ” khai không biết gì về quá trình vay mượn tại BIDV, chỉ tin tưởng Phạm Công Danh nên giúp. Như vậy, dù tham gia từ đầu đến cuối, họp bàn, trực tiếp lập hồ sô khống, thành lập công ty để làm công cụ rút tiền, trực tiếp hưởng lợi từ tiền vay trái phép của ngân hàng, nhưng vai trò của Phạm Công Trung trong vụ án đã còn không được nhắc đến.

 

Hồng Dương

Tin khác

Mâu thuẫn trên bàn nhậu, chém đối thủ tử vong

Mâu thuẫn trên bàn nhậu, chém đối thủ tử vong

(CLO) Do đã uống rượu bia nên xảy ra mâu thuẫn, thách thức dùng dao chém nhau, Nguyễn Văn Long đã chém bạn nhậu tử vong tại chỗ.

Vụ án
Thanh Hóa: Bắt 3 đối tượng, thu giữ hơn 6,5kg ma túy đá

Thanh Hóa: Bắt 3 đối tượng, thu giữ hơn 6,5kg ma túy đá

(CLO) Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa vừa bắt giữ 03 đối tượng mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với số lượng lớn, thu giữ 148 viên hồng phiến và hơn 6,5 kg ma túy đá.

Vụ án
Bắt tạm giam một phó chủ tịch thị trấn ở Hậu Giang

Bắt tạm giam một phó chủ tịch thị trấn ở Hậu Giang

(CLO) Công an tỉnh Hậu Giang tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Phan Việt Đức, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ để điều tra về tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”.

Vụ án
Đối tượng bị truy nã về tội giết người 'sa lưới' sau 9 tháng lẫn trốn

Đối tượng bị truy nã về tội giết người "sa lưới" sau 9 tháng lẫn trốn

(CLO) Quá trình tìm kiếm, nhóm của Sơn phát hiện 2 người bạn của Tiến là Nguyễn Văn Thức, Nguyễn Văn Sinh nên đã tấn công và truy sát. Hậu quả, Thức tử vong tại chỗ còn Sinh được đưa đi cấp cứu nhưng vết thương quá nặng nên đã tử vong sau đó.

Vụ án
Hải Dương: Vị trí bến thủy nội địa tiêu thụ tro xỉ phục vụ thi công công trình chính của Công ty CP Đông Hải 27-7 phù hợp với quy hoạch tỉnh

Hải Dương: Vị trí bến thủy nội địa tiêu thụ tro xỉ phục vụ thi công công trình chính của Công ty CP Đông Hải 27-7 phù hợp với quy hoạch tỉnh

(CLO) Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Dương, vị trí bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính của Công ty Cổ phần Đông Hải 27-7 phù hợp với quy hoạch tỉnh (cụm bến xã Lê Ninh); thuận lợi về yếu tố giao thông và phù hợp để hoạt động vận tải đường thủy.

Vụ án