Vụ tranh chấp về tác giả sáng chế Curcumin: Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã công tâm xét xử?

Thứ tư, 10/10/2018 06:54 AM - 0 Trả lời

(CLO) Một bản án về tranh chấp sở hữu trí tuệ của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Kạn bị Viện kiểm sát cấp cao tại Hà Nội kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội hủy án vì hạn chế trong thu thập chứng cứ, đưa ra phán quyết không dựa trên căn cứ, chứng cứ…

Nguồn cơn vụ việc

Ông Trịnh Đình Năng, Giám đốc Công ty TNHH Nhiệt công nghiệp HTL có ý tưởng nghiên cứu và sản xuất Curcumin từ củ nghệ trong những năm 2011 - 2012. Sau thời gian đẩy mạnh nghiên cứu, đến tháng 9/2013 cá nhân ông đã tìm ra phương pháp thiết kế, chế tạo toàn bộ hệ thống sản xuất Nano Curcumin cùng với hệ thống máy móc thiết bị thuộc quy trình được lắp đặt tại nhà xưởng của Công ty.

Báo Công luận
Dây chuyền sản xuất Curcumin do ông Năng sáng chế, mang sang xưởng nhà ông Hạnh để góp vào Dự án. 

Ngày 10/6/2014, Công ty TNHH  Nhiệt Công nghiệp HTL gửi mẫu Curcumin tới Viện hóa học thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam và kết quả cho thấy hàm lượng, thành phần curcumin trong mẫu BK1 tương đối tốt. Tiếp đó, ngày10/8/2014, mẫu Curcumin Bắc Kạn tiếp tục được đi thử hoạt tính chống oxy hóa DPPH, kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư đạt chỉ số cao so với mẫu Curcumin tại Phòng hóa sinh ứng dụng của Viện hóa học (kết quả nhận vào ngày 28/8/2014).

Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ  (Bộ Khoa học và Công nghệ) xác nhận “Quy trình và hệ thống công nghệ sản xuất Nano Curcumin chiết xuất từ củ nghệ tươi” của ông Trịnh Đình Năng đã nhiều lần tham dự hội nghị, diễn đàn khoa học do Cục tổ chức những năm 2013 - 2014.

Sau khi nghiên cứu thành công quy trình và hệ thống công nghệ sản xuất sản phẩm trên, ông Năng được ông Phạm Văn Hạnh mời hợp tác  xây dựng nhà máy nhằm sản xuất Curcumin để phân phối ra thị trường. Hai bên thỏa thuận, ông Hạnh bỏ đất ra xây dựng nhà máy, đảm nhiệm về mặt tài chính, tổ chức hành chính cho dự án. Ông Năng chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, công nghệ cho dự án.

Sau một thời gian hợp tác đầu tư không thành do không đồng nhất quan điểm, ông Hạnh đã gửi đơn đến tòa yêu cầu công nhận ông là đồng tác giả của “Quy trình và hệ thống sản xuất Nano Curcumin từ củ nghệ tươi”. Do quá trình hợp tác không thành công, ông Hạnh yêu cầu ông Năng bồi thường một số chi phí đầu tư, cũng như một số lợi nhuận thu được từ sáng chế; đồng thời yêu cầu được ghi tên trong đơn đăng kí sáng chế 1-2015-01178 tại Cục sở hữu trí tuệ.

Ngày 23/9/2016, HĐXX sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Kạn, sau khi xét xử, đã ra Bản án số 01/2016/KDTM-ST công nhận ông Phạm Văn Hạnh đồng tác giả với ông Trịnh Đình Năng là tác giả của sáng chế: “Quy trình và hệ thống công nghệ sản xuất Nano Curcumin chiết xuất từ củ nghệ tươi”; buộc ông Trịnh Đình Năng phải bồi thường  5.000.000 đồng do không để tên ông Phạm Văn Hạnh là đồng sáng chế trong Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bắc Kạn lần thứ III năm 2014 – 2015; buộc ông Trịnh Đình Năng công khai xin lỗi ông Phạm Văn Hạnh… 

Nhiều sai sót bị bỏ qua?

Từ những bất thường trong bản án sơ thẩm trên, VKSND cấp cao tại Hà Nội đã kháng nghị phúc thẩm đối với bản án kinh doanh thương mại trên: TAND tỉnh Bắc Kạn chỉ căn cứ vào lời trình bày của ông Hạnh về việc có cùng ông Năng nghiên cứu công nghệ sản xuất từ năm 2014, cùng đem kiểm nghiệm tại Hà Nội vào tháng 6/2014 mà không có chứng cứ chứng minh thời điểm hợp tác; Biên bản thỏa thuận ngày 2/1/2015 có nội dung phân công hợp tác: Ông Hạnh góp đất xây dựng nhà máy, phụ trách tổ chức và hành chính của dự án, ông Năng phụ trách về công nghệ kỹ thuật và một phần nội dung biên bản là chưa đủ cơ sở chứng minh ông Hạnh là chủ sở hữu quyền tác giả.

Đồng thời, các bằng chứng mà ông Năng xuất trình (bao gồm các tài liệu về quá trình tham gia các hội nghị, diễn đàn khoa học, tài liệu về mẫu xét nghiệm) để chứng minh ông Năng đã hoàn thành sáng chế trước khi hợp tác với ông Hạnh nhưng Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Kạn cho rằng không đủ căn cứ để thuyết phục là chưa đúng theo các quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự.

Vì những sai sót trên, kháng nghị nhận định: Bản án của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Kạn quyết định công nhận ông Năng và ông Hạnh là đồng tác giải của sáng chế là chưa đủ căn cứ.

Báo Công luận
Những bộ phận của dây chuyền sản xuất Curcumin do ông Năng
sáng chế. 

Còn việc buộc ông Năng bồi thường giải thưởng chưa được nhận của Hội thi cũng không hợp lý. Cụ thể, bản án ghi nhận ý kiến từ đại diện Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Bắc Kạn xác nhận “Khi có sự việc tranh chấp, Ban tổ chức Hội thi đã quyết định không công nhận giải thưởng và không trao giải"; như vậy là chưa phát sinh quyền tài sản nên việc buộc ông Năng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho ông Hạnh 50% giá trị giải thưởng như quyết định tại bản án sơ thẩm là thiếu căn cứ. Hay, việc bản án yêu cầu ông Năng công khai xin lỗi nhưng không quyết định điều luật áp dụng, cách thức xin lỗi, cải chính, chi phí thực hiện… nên không đảm bảo thi hành án.

Cùng với nhiều sai sót được liệt kê khác, VKSND cấp cao tại Hà Nội đã kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với Bản án số 01/KDTM-ST ngày 23/9/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Kạn. Đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, giao hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại toàn bộ vụ án.

Sau đó TAND cấp cao tại Hà Nội có bản án phúc thẩm số 17/2018/KDTM-PT, nhận định: Tòa án cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào 2 chứng cứ do nguyên đơn xuất trình là Bản thỏa thuận ngày 2/1/2015, Biên bản cuộc họp ngày 4/5/2015 nhưng lại chưa đánh giá kĩ nội dung. Bởi thỏa thuận xây dựng nhà máy sản xuất Nano Curcumin để bán ra thị trường chứ không phải thỏa thuận hợp tác nghiên cứu công nghệ chiết xuất Nano Curcumin…

Đồng thời, bản án chỉ ra nhiều sai sót về tố tụng như tòa án cấp sơ thẩm chưa thu thập đầy đủ, không xác minh chứng cứ quan trọng liên quan đến việc nghiên cứu, sáng tạo của ông Trịnh Đình Năng về sáng chế hệ thống quy trình thiết bị công nghệ sản xuất Nano Curcumin từ củ nghệ tươi đã hoàn thành trước khi ông ký biên bản thỏa thuận hợp tác với ông Phạm Văn Hạnh.

Từ đó, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã hủy án sơ thẩm, giao cho Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Kạn xét xử lại theo trình tự sơ thẩm.

Nhóm PV

Tin khác

Mâu thuẫn trên bàn nhậu, chém đối thủ tử vong

Mâu thuẫn trên bàn nhậu, chém đối thủ tử vong

(CLO) Do đã uống rượu bia nên xảy ra mâu thuẫn, thách thức dùng dao chém nhau, Nguyễn Văn Long đã chém bạn nhậu tử vong tại chỗ.

Vụ án
Thanh Hóa: Bắt 3 đối tượng, thu giữ hơn 6,5kg ma túy đá

Thanh Hóa: Bắt 3 đối tượng, thu giữ hơn 6,5kg ma túy đá

(CLO) Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa vừa bắt giữ 03 đối tượng mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với số lượng lớn, thu giữ 148 viên hồng phiến và hơn 6,5 kg ma túy đá.

Vụ án
Bắt tạm giam một phó chủ tịch thị trấn ở Hậu Giang

Bắt tạm giam một phó chủ tịch thị trấn ở Hậu Giang

(CLO) Công an tỉnh Hậu Giang tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Phan Việt Đức, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ để điều tra về tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”.

Vụ án
Đối tượng bị truy nã về tội giết người 'sa lưới' sau 9 tháng lẫn trốn

Đối tượng bị truy nã về tội giết người "sa lưới" sau 9 tháng lẫn trốn

(CLO) Quá trình tìm kiếm, nhóm của Sơn phát hiện 2 người bạn của Tiến là Nguyễn Văn Thức, Nguyễn Văn Sinh nên đã tấn công và truy sát. Hậu quả, Thức tử vong tại chỗ còn Sinh được đưa đi cấp cứu nhưng vết thương quá nặng nên đã tử vong sau đó.

Vụ án
Hải Dương: Vị trí bến thủy nội địa tiêu thụ tro xỉ phục vụ thi công công trình chính của Công ty CP Đông Hải 27-7 phù hợp với quy hoạch tỉnh

Hải Dương: Vị trí bến thủy nội địa tiêu thụ tro xỉ phục vụ thi công công trình chính của Công ty CP Đông Hải 27-7 phù hợp với quy hoạch tỉnh

(CLO) Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Dương, vị trí bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính của Công ty Cổ phần Đông Hải 27-7 phù hợp với quy hoạch tỉnh (cụm bến xã Lê Ninh); thuận lợi về yếu tố giao thông và phù hợp để hoạt động vận tải đường thủy.

Vụ án