Chỉnh lý dự thảo luật để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Thứ bảy, 20/05/2017 08:58 AM - 0 Trả lời

Chiều 29/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Du lịch (sửa đổi). Đa số ý kiến đại biểu đều tán thành với việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch để tạo điều kiện triển khai các hoạt động du lịch một cách mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Đồng thời, các đại biểu cũng đóng góp thêm ý kiến về các chính sách phát triển du lịch để định hướng phât triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

(CLO) Chiều 29/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Du lịch (sửa đổi). Đa số ý kiến đại biểu đều tán thành với việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch để tạo điều kiện triển khai các hoạt động du lịch một cách mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Đồng thời, các đại biểu cũng đóng góp thêm ý kiến về các chính sách phát triển du lịch để định hướng phât triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.  Thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày Báo cáo Giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho biết, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Du lịch (sửa đổi). Ngay sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật, gửi Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành có liên quan, các Đoàn đại biểu Quốc hội cho ý kiến. Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các bộ, ngành, tại Phiên họp thứ 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp tục chỉ đạo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp này. [caption id="attachment_165700" align="alignnone" width="780"]Báo Công luận Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình trình bày báo cáo tại Hội trường (Ảnh: quochoi.vn)[/caption] Sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) có có 9 Chương, 82 Điều, quy định về tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch và hoạt động du lịch; quyền, nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến du lịch và quản lý nhà nước về du lịch. Tại phiên thảo luận chiều 29.5, đã có 21 đại biểu Quốc hội trực tiếp phát biểu tại hội trường và  2 đại biểu Quốc hội tranh luận với các ý kiến đã phát biểu. Đa số ý kiến đại biểu nhất trí cao với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung liên quan tới nguyên tắc phát triển du lịch; chính sách phát triển du lịch; trách nhiệm của tổ chức xã hội-nghề nghiệp về du lịch; bảo đảm tính thống nhất của dự thảo Luật Du lịch với hệ thống pháp luật; các hành vi bị nghiêm cấm; quy định chi tiết thi hành Luật Du lịch; Về khách du lịch (giải quyết kiến nghị của khách du lịch; đề nghị tạo điều kiện cấp thị thực thuận lợi hơn cho khách du lịch; nghĩa vụ của khách du lịch);  Về tài nguyên du lịch: đề nghị bổ sung một số sản phẩm du lịch khác (du lịch biển, du lịch tâm linh…). Các đại biểu Quốc hội cũng thảo luận về việc quy định hay không quy định về đô thị du lịch; chính sách phát triển đô thị du lịch; điều kiện công nhận đô thị du lịch; nhiệm vụ, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phát triển đô thị du lịch; về điều kiện công nhận điểm, khu du lịch; xếp hạng điểm du lịch; quy định tuyến du lịch đối với một số điểm du lịch đặc thù; Về lữ hành (hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành; điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bình đẳng với điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Nhiều đại biểu cũng cho ý kiến về lưu trú du lịch (đăng ký xếp hạng bắt buộc hay tự nguyện đối với cơ sở lưu trú du lịch; thẩm quyền thẩm định, công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch; thời hạn công nhận hạng)...Hoạt động xúc tiến du lịch; Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, vấn đề hướng dẫn viên du lịch cùng một số vấn đề khác cũng nhận được sự quan tâm của đại biểu Quốc hội… [caption id="attachment_165702" align="alignnone" width="600"]Báo Công luận ĐBQH Hoàng Thị Hoa (Bắc Giang) phát biểu (Ảnh: Quang Khánh)[/caption] Đa số các đại biểu Quốc hội  tại phiên họp nhận định, dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) đã nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, có chất lượng cao và sát với thực tế hơn dự thảo trước; nhiều nội dung đã được quy định cụ thể, rõ ràng, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn về quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch; có nhiều điểm tiến bộ theo hướng tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp du lịch phát triển, coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia… Thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch là cần thiết để triển khai hoạt động du lịch một cách mạnh mẽ, chủ động, chuyên nghiệp, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch, phù hợp với mục tiêu Đảng, Nhà nước đặt ra đối với ngành du lịch. Đa số các đại biểu đều có chung nhận định, việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch sẽ tạo điều kiện cho du lịch có sự phát triển đột phá. Song, để việc thành lập Quỹ đảm bảo tính khả thi, dự thảo Luật cần quy định cụ thể hơn các nguồn thu của Quỹ, nhiệm vụ chi của Quỹ này để không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước. Đại biểu Quốc hội Đàng Thị Mỹ Hương- tỉnh Ninh Thuận cho rằng, ngoài 3 nguồn thu là vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp; Nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện, hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật đã được quy định tại Điểm 3, Điều 71, cần bổ sung thêm các nguồn thu trích từ dịch vụ tham quan du lịch và phí thị thực nhập cảnh cho hoạt động thăm quan du lịch. Một trong những vấn đề mà đại biểu quan tâm là vấn đề về chính sách phát triển du lịch (Điều 5), dự thảo Luật được bổ sung một số chính sách đặc thù về du lịch (quy định tại Khoản 2, 3 và 4); đồng thời, chỉnh lý dự thảo Luật nhằm thể chế hóa Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đối với các chủ trương, chính sách cụ thể về phát triển hàng không, phát triển giao thông đường bộ… nhằm phục vụ cho phát triển du lịch được nêu tại Nghị quyết 08-NQ/TW thì không thể quy định trong dự thảo Luật mà cần được tiếp tục nghiên cứu, thể chế hóa trong các luật chuyên ngành khác. Dự thảo Luật đã được rà soát để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng thời, bỏ quy định giao Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Đồng tình với chính sách phát triển du lịch, ĐBQH Hoàng Thị Hoa (Bắc Giang) cho rằng, trong những năm qua du lịch Việt Nam dù đạt được nhiều kết quả song chưa tương xứng với tiềm năng. Tại Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2015 cho thấy, về năng lực cạnh tranh du lịch của Việt Nam chỉ xếp hạng 75/141 nước. Trong khi đó, kinh phí hoạt động cho du lịch ở cả chương trình quốc gia về du lịch và xúc tiến du lịch cũng chưa được nhiều. Do đó, việc tăng cường đầu tư cho du lịch ở các khâu xây dựng sản phẩm, dịch vụ và quảng bá, xúc tiến du lịch là cần thiết. [caption id="attachment_165703" align="alignnone" width="600"]Báo Công luận ĐBQH Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang phát biểu (Ảnh: Quang Khánh)[/caption] Còn theo ĐBQH Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang), dự thảo Luật vẫn chưa quy định cụ thể các điều khoản. Ví dụ như Điểm d, Khoản 3, Điều 5 quy định chính sách phát triển du lịch là xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch là quá rộng, không khả thi. Thực tế cũng cho thấy, dự thảo Luật cũng chưa đưa ra được những chính sách đặc thù du lịch, mang tính đột phá, tác động vào từng khâu của chuỗi du lịch. Bởi, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính đặc thù và chu kỳ của sản phẩm du lịch cũng thể hiện rõ nét qua 5 giai đoạn là: triển khai, giới thiệu, phát triển, thịnh vượng và suy thoái. Do đó, chính sách phát triển du lịch cần có các quy định tác động vào giai đoạn triển khai, giới thiệu và phát triển để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân kéo dài giai đoạn thịnh vượng của sản phẩm du lịch, hướng du lịch đến sự phát triển bền vững. Qua nghiên cứu, các đại biểu Quốc hội đánh giá, trong dự thảo Luật vẫn còn một số quy định thể hiện chung chung. Vì vậy, để tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo Luật, đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu và quy định cụ thể, chặt chẽ  hơn về các nội dung liên quan đến chính sách du lịch, điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, nguyên tắc phát triển du lịch... Đồng thời, rà soát nội dung và hình thức văn bản để đảm bảo tính chính xác và kỹ thuật văn bản, kỹ thuật lập pháp. Kết thúc phiên họp, đánh giá cao các ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội hôm nay, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, ngay sau phiên họp này, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục chỉ đạo Ủy ban thẩm tra và Cơ quan soạn thảo tiếp thu tất cả các ý kiến đóng góp tại phiên họp để hoàn chỉnh dự thảo Luật. Riêng đối với các nội dung còn đang có nhiều ý kiến khác nhau, Quốc hội sẽ có phiếu xin ý kiến các đại biểu Quốc hội trước khi quyết nghị. Tiếp tục chương trình làm việc, thứ ba ngày 30.5, buổi sáng, Quốc hội làm việc tại hội trường. Quốc hội nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) và dự án Luật Tố cáo (sửa đổi).

Hà Vân

     

Tin khác

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tư pháp hai nước Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Tin tức
Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

(CLO) Tỉnh Gia Lai vừa xử lý 18 đảng viên liên quan đến việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị do Công ty AIC cung cấp, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh – ông Phùng Ngọc Mỹ.

Tin tức
Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ văn hóa, khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Tin tức
Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao các bộ, ngành sớm rà soát các quy định pháp luật hiện hành về cơ chế, chính sách đặc thù để tham mưu, đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, nhằm phát triển toán học Việt Nam nói riêng, tạo ra đột phá đối với các lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung.

Tin tức
Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

(CLO) Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích và tạo thuận lợi cho các dự án hợp tác và đầu tư song phương, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, viễn thông và xây dựng.

Tin tức