Chủ tịch nước chủ trì phiên họp Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương

Thứ sáu, 18/09/2015 22:32 PM - 0 Trả lời

Sáng 18/9, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã tổ chức Phiên họp thứ 22, cho ý kiến về Đề án thực trạng và giải pháp phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương chủ trì phiên họp.

(CLO) Sáng 18/9, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã tổ chức Phiên họp thứ 22, cho ý kiến về Đề án thực trạng và giải pháp phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương chủ trì phiên họp.

[caption id="attachment_45836" align="aligncenter" width="522"]Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương họp phiên thứ 22 dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng ban chỉ đạo Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương họp phiên thứ 22 dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng ban chỉ đạo[/caption]

Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo cho ý kiến vào Tờ trình Đề án “Thực trạng và giải pháp phòng chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp” của Ban Cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), Quân ủy Trung ương.

Theo Tờ trình của Ban Cán sự Đảng TANDTC, VKSNDTC, tình trạng cán bộ, công chức tòa án, viện kiểm sát vi phạm quy tắc nghề nghiệp vẫn còn xảy ra, đặc biệt những trường hợp vi phạm pháp luật hình sự, nhận hối lộ làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành toà án. Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực xảy ra trong nội bộ ngành KSND khi tiến hành các hoạt động tư pháp vẫn còn nhiều tồn tại. Việc phát hiện và xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tư pháp có liên quan đến công chức của ngành KSND chưa được kịp thời, vẫn để kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức trong ngành có biểu hiện tham nhũng, tiêu cực…

Qua thảo luận, các thành viên Ban Chỉ đạo cơ bản nhất trí với các Đề án về thực trạng và giải pháp phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp. Các ý kiến cho rằng, các Đề án đã chuẩn bị công phu, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả tổng kết thực tiễn công tác phòng, chống tiêu cực. Các đề án cơ bản đã xác định đúng hành vi, thực trạng tình hình tiêu cực và chỉ ra những biểu hiện của hành vi tiêu cực trong hoạt động tiền tố tụng, hoạt động tố tụng của Tòa án; đánh giá thực trạng tham nhũng, tiêu cực và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tư pháp của VKSND. Mặt khác, các Đề án đã đưa ra được phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tư pháp.

Về các giải pháp, Thường trực Ban Chỉ đạo cho rằng, cần đề ra giải pháp cụ thể nhằm phòng ngừa, khắc phục hạn chế các hành vi móc ngoặc, cấu kết giữa điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, luật sư trong quá trình tố tụng. Đây là các hành vi tiêu cực rất nghiêm trọng khiến dư luận bức xúc. Tòa án và các cơ quan tư pháp có liên quan cần phải nghiêm túc xem xét để có giải pháp phòng chống hiệu quả, nâng cao uy tín của hệ thống các cơ quan tư pháp nói chung và tòa án nói riêng.

Cơ bản nhất trí với sự cần thiết xây dựng các Đề án, tuy nhiên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh cho rằng: Các Đề án cần phải làm rõ tính chất, mức độ diễn ra các hành vi tiêu cực trong thời gian qua. Trong đó, làm rõ hành vi nào tác động làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính minh bạch, công lý trong hoạt động tư pháp, chỉ rõ nguyên nhân, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp căn cơ, lâu dài để cán bộ tư pháp không thể tham nhũng; không dám tham nhũng; không muốn tham nhũng; không cần tham nhũng.

Khẳng định tính cần thiết và cấp thiết của các Đề án, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương khẳng định, trong các giải pháp phòng chống tham nhũng, tiêu cực thì đạo đức công vụ trong thực thi pháp luật là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Lê Thị Thu Ba đề nghị: Cần có giải pháp phối hợp giữa các cơ quan với nhau trong các Đề án, đồng thời đề cao trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu.

Ngoài giải pháp đào tạo, tuyển dụng, đánh giá để chọn lựa cán bộ ngay từ đầu vào, một giải pháp phòng ngừa tốt được Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc kiến nghị là tăng cường trách nhiệm hoàn trả của cán bộ, công chức sau khi Nhà nước thực hiện trách nhiệm bồi thường trong các vụ oan, sai, có vi phạm để nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức khi thực thi công vụ, hạn chế tiêu cực.

Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong các hoạt động tư pháp là một đề án cần thiết vì liên quan đến danh dự, hình ảnh của các cơ quan đại diện cho quyền lực Nhà nước nhưng đồng thời cũng là chỗ dựa của nhân dân, đại diện cho quyền lợi nhân dân. Đề án phòng chống tiêu cực, tham nhũng trong các hoạt động tư pháp được xây dựng với mong muốn không để xảy ra những tiêu cực dù là nhỏ nhất tại các cơ quan tư pháp.

Chủ tịch nước đề nghị các thành viên phải hết sức cầu thị, tiếp tục hoàn thiện các đề án của từng ngành. Nếu làm tốt sẽ củng cố lòng tin của xã hội vào pháp luật, vào chế độ. Chủ tịch nước đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo dựa trên hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, kết luận nghị quyết của Đảng để chọn lọc và rút ra những điểm chung. Đồng thời, trên cơ sở nhận diện thực tiễn đầy đủ và sâu sắc hơn, đưa ra những nhận định sát sườn, có ý nghĩa thực hành cao.

Theo Chủ tịch nước việc xây dựng Đề án này phải đáp ứng được yêu cầu giáo dục lòng tự trọng, tính tự giác và danh dự của từng cá nhân trong hệ thống tư pháp, một việc khó nhưng phải bắt tay làm vì nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến vấn đề lòng tin. Bên cạnh đó, để có một hệ thống tư pháp trong sạch, liêm chính phải chú ý ngay từ đầu công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ.

Chủ tịch nước cũng lưu ý đến cơ chế phối hợp, tính liên thông của hệ thống tư pháp trong việc phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm phát sinh từ cấu trúc bộ máy; tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các quy chế, chế định đảm bảo thực hiện có hiệu quả quan điểm của Đại hội 11: quyền lực đi liền với cơ chế giám sát.

T.Toàn

Tin khác

Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện"; cùng với đó, có các giải pháp từng khâu trong việc bảo đảm cung ứng điện, gồm: Nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện và giá điện; yêu cầu dứt khoát hoàn thành đường dây 500 kV mạch 3 trước 30/6.

Tin tức
Bộ Công Thương đề xuất 2 phương thức nhà máy điện gió, điện mặt trời bán trực tiếp cho khách hàng

Bộ Công Thương đề xuất 2 phương thức nhà máy điện gió, điện mặt trời bán trực tiếp cho khách hàng

(CLO) Bộ Công Thương đề xuất đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời (Đơn vị phát điện) sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn (các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ) thông qua đường dây riêng hoặc qua lưới điện quốc gia.

Tin tức
Huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đạt 27/31 tiêu chí thành lập quận

Huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đạt 27/31 tiêu chí thành lập quận

(CLO) Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Trung Thuận cho biết, về kết quả thực hiện các tiêu chí thành lập quận, đến nay, huyện đã đạt 27/31 tiêu chí.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Chủ tịch Quốc hội Venezuela

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Chủ tịch Quốc hội Venezuela

(CLO) Tiếp Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Quốc hội Venezuela Jorge Rodriguez khẳng định Venezuela luôn coi Việt Nam là nước bạn bè thân thiết, mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác và phát triển, cũng như học tập kinh nghiệm Việt Nam mở cửa nền kinh tế, đa dạng hoá quan hệ với các đối tác quốc tế.

Tin tức