Khi “cầu nối” dần thu ngắn lại

Thứ năm, 13/07/2017 06:32 AM - 0 Trả lời

Từ ngày 11/7 báo chí sẽ chỉ được vào dự 5 phút đầu để ghi hình các phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và sẽ có thông cáo vào cuối buổi làm việc. Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, lí do đưa ra là “để cho các đồng chí thường vụ được trao đổi, phát biểu hết các vấn đề, không ngại việc có những thông tin thuộc bí mật vô tình được đề cập...

(NB&CL) Từ ngày 11/7 báo chí sẽ chỉ được vào dự 5 phút đầu để ghi hình các phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và sẽ có thông cáo vào cuối buổi làm việc. Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, lí do đưa ra là “để cho các đồng chí thường vụ được trao đổi, phát biểu hết các vấn đề, không ngại việc có những thông tin thuộc bí mật vô tình được đề cập. Nhiều khi anh em báo chí vào thì cũng ngại, phát biểu không hết”. Dù vậy, đối với các phóng viên nghị trường thì đây thực sự là một quy định bất ngờ và hụt hẫng... Vẫn nhớ, kể từ Quốc hội khóa XI (đầu những năm 2000), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An là người đã quyết định “mở cửa” để phóng viên báo chí tham dự, đưa tin nội dung các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Khi được hỏi về quyết định này, ông Nguyễn Văn An cho biết: “Đã là đại biểu của dân thì chúng ta phát biểu gì, chính kiến thế nào dân phải được biết. Tôi quyết định để báo chí vào đưa tin nhằm minh bạch hóa hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nếu báo chí đưa tin sai thì xử lý theo pháp luật, còn nếu đại biểu phát biểu thiếu chuẩn mực bị đưa lên thì khó có thể trách báo chí”. Nhiều năm nay, sự đổi mới ấy đã giúp cho việc tác nghiệp của báo chí thuận lợi hơn, đa dạng, phong phú hơn. Ngược lại, trong quá trình đổi mới hoạt động của Quốc hội, báo chí đã đóng góp phần rất quan trọng, nhằm chuyển tải kịp thời, đầy đủ thông tin hoạt động của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội đến với cử tri, nhân dân cả nước. Chiếc “cầu nối” ấy cũng vì thế mà được rút ngắn lại, thiết thực và hiệu quả hơn. [caption id="attachment_172488" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Báo chí chính là cầu nối giúp Quốc hội gần dân hơn.[/caption] Còn trong cuộc gặp các cơ quan báo chí sau khi nhậm chức sáng 23/7/2016, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ghi nhận và biểu dương những đóng góp của đội ngũ phóng viên, nhà báo đã đồng hành cùng Quốc hội trong thời gian qua; tin tưởng rằng trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, báo chí sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ động và tích cực giữ cầu nối giữa Quốc hội với các tầng lớp nhân dân, phản ánh trung thực, kịp thời các ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân đến với Quốc hội; thông tin kịp thời, chính xác những hoạt động của Quốc hội đến với cử tri cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài. Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, đại biểu Quốc hội thì phải tiếp xúc với báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, bởi “cung cấp thông tin kịp thời và đúng đắn cho báo chí thì báo chí mới có góc nhìn đầy đủ, không nên mập mờ và tránh né. Gặp báo chí mà khoát tay từ chối thì không hay, lỡ phóng viên chụp ảnh đưa lên báo thì mất hình ảnh của đại biểu”. Trở lại vấn đề, từ trước đến nay, báo chí được ngồi nghe UBTVQH cho ý kiến từ đầu đến cuối, chỉ trừ một số nội dung rất hiếm hoi là họp kín (quốc phòng an ninh...). Vì thế người dân, cử tri được thấy tinh thần làm việc trách nhiệm, tâm huyết, sự sôi động của các đại biểu Quốc hội chuyên trách, các cơ quan của Quốc hội, các vị lãnh đạo Quốc hội và cơ quan của Chính phủ thông qua thông tin, hình ảnh mà báo đài đăng phát. Từ các tác phẩm báo chí ghi nhận những phiên họp của UBTVQH, người dân được mắt thấy, tai nghe, tiếp cận thông tin một cách trung thực, khách quan và nhanh nhất. Và qua các thông tin sống động, trao đổi qua lại, nhiều chiều, tính phản biện và xây dựng cao của các thành viên UBTVQH, cơ quan QH, các tác phẩm báo chí cũng phong phú, đa dạng hơn. Còn kể từ bây giờ, khi UBTVQH họp kín toàn bộ đối với báo đài thì người dân chỉ còn trông đợi vào một bản thông cáo để rồi cả trăm tờ báo đều cùng một nội dung như nhau, khô khan và dập khuôn. Và thiệt thòi đầu tiên chính là cử tri, người dân khi họ không thể có điều kiện được tiếp cận đầy đủ nhất, kịp thời, liên tục những thông tin quan trọng tác động đến đời sống của mình gắn với sự phát triển và vận mệnh của đất nước. Thiệt thòi thứ 2 là các cơ quan của Quốc hội, Quốc hội khi những nỗ lực, trách nhiệm, dũng cảm, kiên quyết của các vị đại biểu Quốc hội, của các vị trong UBTVQH, lãnh đạo Quốc hội thể hiện trong các phiên họp sẽ không đến được với người dân một cách đầy đủ, kịp thời nhất. Thiệt thòi thứ 3 mới là báo chí khi một góc trang báo đưa tin về các phiên họp của UBTVQH từ thông cáo được VPQH phát ra, có thể không còn mang đầy đủ hơi thở sinh động, trách nhiệm nơi nghị trường như trước nữa... Nhận định về vấn đề này, một nguyên thành viên UBTVQH cho rằng không nên hạn chế báo chí như vậy. “Nếu báo chí có sơ suất thì chấn chỉnh theo luật Báo chí, còn việc báo chí tường thuật các phiên họp sẽ giúp đưa được nhiều thông tin đến người dân, đảm bảo vấn đề dân chủ của đất nước”, vị này nói. Ông Đinh Xuân Thảo, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc UBTVQH, trong nhiều năm qua việc báo chí được tham dự, đưa tin các phiên họp UBTVQH đã giúp người dân nắm bắt đầy đủ, kịp thời các thông tin. Ông Thảo cho rằng cũng có quan điểm đặt vấn đề các phiên họp như của UBTVQH cần có những không gian riêng để trao đổi thoải mái. Tuy nhiên, nên tạo điều kiện để báo chí tham dự đưa tin các phiên họp vì các chính sách pháp luật càng được công khai, nhiều người biết để đóng góp ý kiến, giám sát, phản biện thì càng giúp xây dựng chính sách tốt, đặc biệt là các vấn đề ảnh hưởng lớn đến xã hội. Quy định hạn chế báo chí, nếu có, chỉ nên quy định ở từng nội dung cụ thể chứ không nên áp dụng cho tất cả các phiên họp. Theo ông Thảo, việc thông tin về các phiên làm việc của UBTVQH đã có quy chế, ban hành kèm nghị quyết, do vậy nếu “đóng cửa” với báo chí thì cần phải sửa nghị quyết. Báo chí là cầu nối giúp Quốc hội gần dân hơn, đó không phải là một nhận xét mang tính xã giao, khi mà mỗi kỳ họp Quốc hội, mỗi phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội luôn có hàng trăm cơ quan thông tấn, báo chí đến tham dự và đưa tin. Song có lẽ, nếu chỉ thông qua những bản thông cáo được gửi tới báo chí như trên, dường như chiếc cầu nối này đang ngắn lại.

Hà Vân

Tin khác

Tỉnh Nam Định triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tỉnh Nam Định triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(CLO) Ngày 24/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Hội nghị bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý chủ chốt gắn với triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin tức
Hà Nội sắp ra mắt ứng dụng “Ha Noi-S”

Hà Nội sắp ra mắt ứng dụng “Ha Noi-S”

(CLO) Thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển và chuẩn bị ra mắt ứng dụng “Ha Noi-S” với nhiều tiện ích đưa người dân, doanh nghiệp tiếp cận với cơ quan hành chính nhà nước của thành phố theo một phương thức mới, thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân trên nền tảng số.

Tin tức
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật nguyên Chủ tịch UBND 2 tỉnh An Giang và Sóc Trăng

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật nguyên Chủ tịch UBND 2 tỉnh An Giang và Sóc Trăng

(CLO) Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Vương Bình Thạnh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang và kỷ luật khiển trách ông Trần Văn Chuyện, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng.

Tin tức
Xây dựng Việt Nam thành tháp nhân lực toàn cầu về ngành công nghiệp bán dẫn

Xây dựng Việt Nam thành tháp nhân lực toàn cầu về ngành công nghiệp bán dẫn

(CLO) Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trước mắt xây dựng Việt Nam thành tháp nhân lực toàn cầu về ngành công nghiệp bán dẫn từ nay đến năm 2030. Từ tháp nhân lực này tiến tới ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam. Tháp nhân lực sẽ như nam châm thu hút nghiên cứu, sản xuất về Việt Nam.

Tin tức
Bổ nhiệm ông Đặng Thái Sơn giữ chức Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình

Bổ nhiệm ông Đặng Thái Sơn giữ chức Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình

(CLO) Ngày 24/4, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Tài chính. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc dự và chủ trì hội nghị.

Tin tức