Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều vẫn chưa đạt được ngưỡng lịch sử như Mỹ-Trung năm 1972

Thứ tư, 13/06/2018 09:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cuộc gặp của Tổng thống Mỹ Donald Trump với lãnh đạo Triều Tiên có thể được so sánh ngang tầm với chuyến thăm Trung Quốc của ông Nixon vào năm 1972, nhưng theo những đánh giá thì nó lại thất bại trong việc đạt được những thỏa thuận cụ thể từ phía Bình Nhưỡng về việc "giải giáp" vũ khí hạt nhân.

Dù cho ông Trump đã nhanh chóng tuyên bố thành công trong cuộc gặp thượng đỉnh chưa từng có trong lịch sử với ông Kim Jong Un, các chuyên gia cho rằng một thông cáo chung của hai nước tại Singapore có vẻ như chỉ là những lời hứa cũ mà Bình Nhưỡng từng phá bỏ với Mỹ trước đây.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc rằng bất kỳ tầm ảnh hưởng nào của ông Trump trên trường quốc tế đều phụ thuộc vào các vòng đàm phán sau đó, rằng ông có thể biến cuộc gặp này thành tiền đề cho việc giải giáp vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Báo Công luận
 Ông Trump và ông Kim tại cuộc gặp thượng đỉnh ở SIngapore. Ảnh: Reuters

Những người ủng hộ ông Trump, với một phong cách đối ngoại khác biệt, sẽ tung hô cuộc gặp này như một chiến thắng ngoại giao cho vị Tổng thống này trước một trong những đối thủ lâu năm nhất, dù cho ông đang gia tăng sức ép với các đồng minh của mình ngay trước đó, tại hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada vào cuối tuần trước.

Trong nước, ông Trump có thể sẽ dùng nó như bằng chứng rằng ông đang bảo vệ nước Mỹ đúng với tiêu chí "nước Mỹ trước tiên" mà ông từng đề ra khi tranh cử vào năm 2016, dù cho cuộc gặp này không có những kết quả cụ thể về các tên lửa hạt nhân tầm xa của Bình Nhưỡng.

Những thành viên đảng Cộng hòa có thể dùng cuộc gặp này để thu hút các cử tri và tiếp tục duy trì đa số tại Quốc hội trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.

Nhiều chuyên gia lại vẫn cảm thấy đắn đo rằng ông Kim sẽ không thực sự từ bỏ vũ khi hạt nhân của mình, dù cho ông Trump đã nhấn mạnh rằng quy trình phi hạt nhân hóa sẽ bắt đầu "rất, rất nhanh".

"Rất tiếc, chúng ta không biết liệu ông Kim có đưa ra một quyết định chiến lược về việc phi hạt nhân hóa hay không, và vẫn chưa rõ ràng rằng các cuộc đàm phán trong tương lai có thể hướng tới việc đó", Anthony Ruggiero, nhân viên cấp cao tại tổ chức bảo vệ nền dân chủ của Mỹ tại Washington. "Đây giống như việc bắt đầu lại từ những bước dang dở cách đây hơn 10 năm và không có bước tiến lớn nào".

Việc ông Trump và ông Kim chỉ ký một biên bản cam kết "làm việc chung hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên" đã được coi như thất bại từ phía Mỹ trong việc thuyết phục Triều Tiên chấp nhận định nghĩa phi hạt nhân hóa của nước này. Triều Tiên trước đó đã kêu gọi Mỹ phải gỡ bỏ "cái ô hạt nhân" đang bao phủ Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như từ chối "đơn phương giải giáp".

Ông Trump có thể được tôn vinh vì đã tạo nên một bầu không khí hòa nhã cởi mở tại Singapore, khi những hình ảnh trước máy quay khác hẳn với tình hình căng thằng giữa hai nước vào cùng kỳ năm ngoái.

Dù cho ông Trump nhấn mạnh rằng "tôi tin rằng ông ấy rất muốn phi hạt nhân hóa" sau cuộc gặp, Tổng thống Mỹ vẫn chỉ có thể nói về một lời hứa mồm của ông Kim về việc đóng cửa một nhà máy sản xuất động cơ tên lửa. Tuy vậy, ông Trump nói rằng ông sẵn sàng dừng các cuộc tập trận quân sự với Hàn Quốc, một trong những đề nghị chính của phía Bình Nhưỡng.

Thế nhưng việc cuộc gặp chỉ kết thúc với một biên bản ký kết đánh dấu ý định chứ không đưa ra một thời gian cụ thể cho việc phi hạt nhân hóa, các câu hỏi về việc liệu cuộc gặp này có mang lại đủ kết quả để tăng cường hình ảnh của ông Trump trong và ngoài nước hay không vẫn còn bỏ ngỏ.

Hoàng Việt (Theo Reuters)

Tin khác

Trẻ em Gaza ước ao về những ngày đi học trước xung đột

Trẻ em Gaza ước ao về những ngày đi học trước xung đột

(CLO) Thời gian học tập, vui chơi bên bạn bè của trẻ em Gaza đã biến mất kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra 6 tháng trước. Với các em, những điều tưởng như bình thường đó giờ lại là nỗi ước ao mịt mờ.

Thế giới 24h
Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

(CLO) Lực lượng phòng không Nga tuyên bố đã bắn hạ 5 khinh khí cầu của Ukraine trong đêm ngày 17/4. Đây là dấu hiệu cho thấy đang có sự thay đổi về phương thức chiến đấu của Kiev trong cuộc xung đột với Nga, nhất là trong bối cảnh họ đang thiếu hụt tên lửa do nguồn viện trợ từ Mỹ bị đình trệ.

Thế giới 24h
Triều Tiên và Belarus thắt chặt quan hệ ngoại giao

Triều Tiên và Belarus thắt chặt quan hệ ngoại giao

(CLO) Các lãnh đạo Triều Tiên đã đón tiếp phái đoàn đến từ Belarus và cam kết tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trên trường quốc tế trong các cuộc hội đàm diễn ra vào thứ Năm (18/4), theo hãng thông tấn KCNA đưa tin.

Thế giới 24h
Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

(CLO) Hệ thống phòng không lỗi thời khiến Iran dễ bị Israel tấn công nếu Thủ tướng Benjamin Netanyahu quyết định phớt lờ áp lực toàn cầu để trả đũa trực tiếp bằng loạt tên lửa và máy bay không người lái.

Thế giới 24h
Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt ở New York, gồm cả nhà báo

Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt ở New York, gồm cả nhà báo

(CLO) Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine đã bị bắt hôm 17/4 trong khuôn viên Đại học Columbia (New York, Mỹ), sau khi cảnh sát New York giải tán một khu trại do sinh viên dựng lên để biểu tình chống lại hành động của Israel ở Gaza.

Thế giới 24h