Kinh thế thế giới 2019 "căng go" trước hàng loạt rủi ro chính trị

Thứ tư, 12/12/2018 07:27 AM - 0 Trả lời

(CLO) Những hành vi không thể đoán trước của các chính phủ có thể khiến quan hệ quốc tế xấu đi là một trong số những rủi ro chính trị lớn nhất đối với nền kinh tế thế giới trong năm 2019 - theo hãng tin Bloomberg.

Hãng tin Bloomberg chỉ ra một vài rủi ro chính trị có thể khiến con đường tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm tới bị chệch "đường ray":

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Theo đánh giá của hãng tin Bloomberg, cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là mối đe dọa lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu. Ngay cả khi thỏa thuận “90 ngày đình chiến” đã được ký kết tại cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20, Mỹ và Trung Quốc dường như vẫn bị “khóa” trong một cuộc chiến tranh lạnh kinh tế trường kỳ.

Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump thực thi lời cảnh báo áp thuế bổ sung đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2019 của Trung Quốc sẽ “bốc hơi” 1,5%. Trong trường hợp đó, tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ còn khoảng 5% cho dù Bắc Kinh tung ra các biện pháp nhằm làm dịu bớt cú sốc sụt giảm tăng trưởng.

Căng thẳng tại Italy

Chính phủ Italy đã bị “kìm chặt” trong cuộc tranh cãi với Liên minh châu Âu về khoản chi tiêu ngân sách mạnh tay. Trong báo cáo rà soát hàng năm về kế hoạch ngân sách của các nước trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Ủy ban Châu Âu (EC) nêu rõ ngân sách của Italy không tuân thủ các giới hạn của Liên minh châu Âu (EU).

Báo Công luận
Mâu thuẫn giữa EU và Italy vẫn không hạ nhiệt. Ảnh: Reuters

Ngoài ra, mâu thuẫn hiện nay giữa các đảng trong liên minh cầm quyền của Italy có thể khiến liên minh này sụp đổ trước khi diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 5 năm tới, đẩy Italy vào cuộc hỗn loạn chính trị. Thậm chí Chính phủ Italy vẫn tồn tại được, thì nước này vẫn phải “nghênh đón” với sức ép lớn về tài chính khi lợi tức trái phiếu chính phủ Italy 10 năm đã ở mức cao nhất trong vòng 4 năm qua. 

Tất cả những căng thẳng trên đã khiến giới đầu tư và các quan chức EU cảm thấy bất an về tương lai của đất nước tháp nghiêng Pisa.

Chính trị Mỹ

Tại nền kinh tế lớn nhất thế giới, việc Đảng Dân chủ tiếp quản Hạ viện có thể làm “tê liệt” các chương trình nghị sự của Tổng thống Donald Trump, mở đường cho các cuộc điều tra không có hồi kết về chính quyền của ông Trump, về chiến dịch tranh cử tổng thống và cả đế chế kinh doanh của gia đình ông.

Điều này đồng nghĩa với khả năng nước Mỹ hai năm tới sẽ rơi vào tình cảnh bế tắc chính sách. Vì vậy, hãy quên đi việc có thêm những kế hoạch cắt giảm thuế hay tăng đầu tư cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, nguy cơ đóng cửa Chính phủ Mỹ cũng dần hiện hữu.

Một Hạ viện do Đảng dân chủ kiểm soát thậm chí có thể khởi động việc luận tội Tổng thống Trump nhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Thượng viện do Đảng Cộng hòa thống trị.

Anh rời EU (Brexit)

Một rào cản lớn nữa đối với kinh tế thế toàn cầu năm 2019 đó là cuộc “ly hôn” giữa Anh và EU. Bức tranh chính trị nhiều vết rạn nứt hiện nay của Anh đang "ngáng đường" tiến trình nước này rút khỏi "mái nhà chung" EU. Sau nhiều tranh cãi, nước Anh vẫn chưa thể thống nhất được kế hoạch Brexit và đứng trước nguy cơ thay đổi thủ tướng, thậm chí thay đổi chính phủ.

Báo Công luận
 Tiến trình Brexit vẫn chưa đạt được thỏa thuận. Ảnh: Reuters

Theo ước tính của Bloomberg Economics, một Brexit không có thỏa thuận cho tương lai đồng nghĩa với việc GDP của Anh trong năm 2030 sẽ giảm 7% so với thời điểm Anh là thành viên của EU. Thậm chí, khi Anh rời EU nhưng vẫn là một phần trong liên minh hải quan với khối này thì GDP của nước này vẫn sụt giảm khoảng 3%.

Năm bầu cử

Năm 2019 là năm sẽ chứng kiến các cuộc bầu cử của một số nền kinh tế lớn mới nổi, với những tác động lớn đến lập trường chính sách và ổn định thị trường. Hàng loạt các quốc gia sẽ tổ chức bầu cử vào năm tới đó là Argentina, Ấn Độ, Indonesia, Nam Phi và Nigeria.

Trong số các nền kinh tế phát triển lớn, Canada và Australia là hai nước sẽ tổ chức bầu cử năm tới. Tuy nhiên, khả năng có sự dịch chuyển chính sách mạnh mẽ ở hai nước này sau bầu cử là thấp.

Cuộc chiến giá dầu

Chuỗi giá dầu giảm đã đẩy chính trị tại vùng Trung Đông trở lại “tâm điểm”. Quan hệ của Mỹ và Iran sẽ là chìa khóa của vấn đề, cũng như quyết tâm của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đồng minh trong việc cắt giảm sản lượng khai thác dầu.

Mối quan hệ giữa Mỹ với Saudi Arabia cũng là một vấn đề đang được chú ý. Tổng thống Trump từng tuyên bố sẽ không để vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi gây tổn hại quan hệ giữa hai nước, đồng thời cảnh báo nếu quan hệ giữa Washington và Riyadh bị phá vỡ, giá dầu sẽ “tăng vọt”

Châu Á

Năm nay, Triều Tiên chuyển sang theo đuổi ngoại giao, nhưng khu vực Đông Á vẫn tiềm ẩn một số rủi ro dai dẳng như vấn đề Đài Loan, căng thẳng Biển Đông và tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông.

Khủng bố

Khủng bố luôn là một nỗi lo “đau đáu” của toàn thế giới. Giám đốc Viện nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh (Chatham House), ông Robin Niblett nhận định: “Mối nguy lớn nhất không liên quan tới một quốc gia cụ thể nào, đó là nguy cơ tấn công khủng bố quy mô lớn”.

Theo ông, cuộc tấn công có thể xảy ra dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả trong không gian mạng, gây hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế thế giới. Theo thống kê của Đại học Maryland (Mỹ), năm 2017 đã xảy ra 10.900 vụ tấn công khủng bố, khiến 26.400 người thiệt mạng.

Kim Nai (Theo Bloomberg)

Tin khác

Ukraine nói bắn hạ 'cỗ máy dội bom' chiến lược Tu-22M của Nga

Ukraine nói bắn hạ 'cỗ máy dội bom' chiến lược Tu-22M của Nga

(CLO) Quân đội Ukraine tuyên bố rằng họ đã bắn hạ một máy bay ném bom chiến lược Tu-22M của Nga vào thứ Sáu (19/4), sau khi "cỗ máy dội bom" này tham gia cuộc không kích tầm xa ở vùng Dnipropetrovsk thuộc miền trung Ukraine.

Thế giới 24h
Triều Tiên tuyên bố thử đầu đạn tên lửa hành trình 'siêu lớn'

Triều Tiên tuyên bố thử đầu đạn tên lửa hành trình 'siêu lớn'

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (20/4) cho biết, họ đã thử nghiệm một đầu đạn tên lửa hành trình “siêu lớn” và một tên lửa phòng không mới ở khu vực ven biển phía tây nước này.

Thế giới 24h
Một người tự thiêu bên ngoài phiên tòa xét xử ông Trump

Một người tự thiêu bên ngoài phiên tòa xét xử ông Trump

(CLO) Một người đàn ông đã tự thiêu vào thứ Sáu (19/4) bên ngoài tòa án ở New York, nơi đang diễn ra phiên tòa lịch sử xét xử cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Động cơ của vụ việc chưa được làm rõ.

Thế giới 24h
Trẻ em Gaza ước ao về những ngày đi học trước xung đột

Trẻ em Gaza ước ao về những ngày đi học trước xung đột

(CLO) Thời gian học tập, vui chơi bên bạn bè của trẻ em Gaza đã biến mất kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra 6 tháng trước. Với các em, những điều tưởng như bình thường đó giờ lại là nỗi ước ao mịt mờ.

Thế giới 24h
Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

(CLO) Lực lượng phòng không Nga tuyên bố đã bắn hạ 5 khinh khí cầu của Ukraine trong đêm ngày 17/4. Đây là dấu hiệu cho thấy đang có sự thay đổi về phương thức chiến đấu của Kiev trong cuộc xung đột với Nga, nhất là trong bối cảnh họ đang thiếu hụt tên lửa do nguồn viện trợ từ Mỹ bị đình trệ.

Thế giới 24h