Một Thượng viện Dân chủ có thể gây ảnh hưởng thế nào tới chính sách đối ngoại của Mỹ?

Thứ năm, 08/11/2018 16:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Với việc nắm trong tay đa số ghế tại Thượng viện, đảng Dân chủ có thể đảo ngược lại những chính sách Ngoại giao của Tổng thống mà họ cảm thấy không phù hợp, thúc đẩy các biện pháp cứng rắn hơn với Nga hay Saudi Arabia.

Báo Công luận
 Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters

Ông Eliot Engel, người dự kiến sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện đưa ra những nhận định của mình đối với những chính sách đối ngoại trong tương lai của Mỹ, khi mà đảng Dân chủ đã nắm lại 1 phần quyền lực.

Ủy ban này sẽ trình Quốc hội Mỹ xem xét việc sử dụng lực lượng vũ trang tại những nơi như Iraq hay Syria. Tuy nhiên, với những điểm nóng như Trung Quốc hay Iran, ông nhận định sẽ không có nhiều thứ có thể thay đổi. 

Chính sách đối ngoại với Nga

Đảng Dân chủ dự kiến sẽ triển khai ngay những cuộc điều tra liên quan tới Nga, đặc biệt là quan hệ giữa ông Trump và điện Kremlin.

Từ góc nhìn chính sách, đảng Dân chủ sẽ thúc đẩy việc trừng phạt Nga vì can thiệp bầu cử năm 2016, cũng như đối với các hoạt động của nước này tại Ukraina và Syria.

Thượng viện có thể thúc đẩy nhiều lệnh trừng phạt hơn, bao gồm cả những biện pháp nhằm vào nợ công của nước này. Họ cũng có thể tạo áp lực với ông Trump trong việc đưa vào áp dụng các biện pháp trừng phạt đã được ông này ký vào tháng 8/2017.

Các thành viên Quốc hội cũng lên tiếng khẳng định sẽ có biện pháp mạnh tay nhằm có được thông tin về cuộc họp kín 1-1 giữa ông Trump và ông ông Putin hồi tháng 7 vừa qua. Những gì mà hai bên trao đổi hiện vẫn còn là ẩn số.

"Thật vớ vẩn khi một cuộc gặp cấp cao như thế diễn ra mà Quốc hội lại không hề được biết tí thông tin nào", ông Engel nói.

Ông nói rằng vấn đề Nga can thiệp bầu cử năm 2016 "cũng chưa được xử lý hoàn toàn".

Saudi Arabia và cái chết của nhà báo Khashoggi

Cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi bên trong lãnh sự quán Saudi Arabia tại Istanbul hôm 2/10 vẫn chưa được làm sáng tỏ. Thêm vào đó, các nhà làm luật Mỹ cũng đang bức xúc với nước này vì vấn đề cuộc chiến tại Yemen.

Việc đảng Dân chủ nắm Thượng viện có thể đồng nghĩa với việc tăng cường các đạo luật nhằm ngừng bán vũ khí cho Riyadh, khiến cho thỏa thuận năng lượng hạt nhân giữa hai nước trở nên khó đạt được hơn và cũng xem xét trừng phạt nước này vì các chiến dịch tại Yemen.

Trong khi ông Engel vẫn coi Saudi Arabia là đối trọng cần thiết với Iran trong khu vực Trung Đông, ông nói rằng Washington cần đòi hỏi nhiều hơn: "Nếu người Ả-rập muốn nhận được sự hậu thuẫn của Mỹ, họ sẽ phải trả lời một số vấn đề mà chúng ta quan tâm", ông nói.

Hòa bình trên bán đảo Triều Tiên

Đảng Dân chủ nói rằng họ cần có thêm thông tin về cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo cấp cao Mỹ, ông Trump và ông Pompeo, với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, khi lo ngại rằng ông Trump có thể sẵn sàng nhượng bộ nhiều hơn cần thiết để đạt thành một thỏa thuận.

Ông dự kiến sẽ có những phiên điều trần liên quan tới việc này. Tuy nhiên, đây sẽ chỉ là một phần nhỏ khi Thượng viện không muốn mang tiếng can thiệp vào những nỗ lực đàm phán ngăn chặn cuộc chiến hạt nhân.

"Tôi nghĩ rằng sẽ là tốt khi có các cuộc đối thoại với họ. Thế nhưng chúng ta không nên ảo tưởng rằng họ sẽ có những thay đổi lớn", ông Engel nói.

Căng thẳng với Trung Quốc

Thượng viện dự kiến sẽ có những thay đổi lớn trong các chính sách với Trung Quốc. Dự kiến sẽ có thêm nhiều buổi điều trần và họp được tổ chức về vấn đề này.

Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang khá đồng lòng trong việc mạnh mẽ trừng phạt các vi phạm trừng phạt của Trung Quốc, bao gồm việc trừng phạt các doanh nghiệp công nghệ của nước này như ZTE hay Huawei vì những hiểm họa an ninh mạng mà các công ty này có thể mang lại cho Mỹ.

Tuy nhiên, ông cũng khẳng định rằng Mỹ cần hợp tác với Trung Quốc trong việc đàm phán với Triều Tiên. "Chúng ta cần có chừng mực trong mọi việc", ông cho hay.

Các chính sách thương mại

Giống như đảng Cộng hòa, đảng Dân chủ cũng có ý kiến chia rẽ về cuộc chiến thương mại của ông Trump với Trung Quốc. Một số thành viên coi tự do thương mại là động lực thúc đẩy việc làm, trong khi một số người mong muốn có hàng rào thuế quan để bảo vệ người lao động và các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp.

Trong khi ông Trump đã có lập trường rất cứng rắn trước các thỏa thuận FTA với các nước, đảng Dân chủ nói rằng họ muốn có những hành động có trách nhiệm hơn từ phía chính phủ, đặc biệt khi việc tăng thuế với Trung Quốc đã khiến một số quốc gia thứ 3 chịu ảnh hưởng chung. Dù cho họ không tạo áp lực nặng nề với ông Trump về góc độ này, họ cũng sẽ yêu cầu ông Trump đảm bảo các thỏa thuận mới tuân thủ đúng những chính sách về lao động và môi trường.

Thỏa thuận hạt nhân Iran

Việc ông Trump tự mình rút lui khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran đã khiến đảng Dân chủ bất bình, đặc biệt khi nó được thực hiện bởi ông Barack Obama, một vị Tổng thống thuộc đảng này. Tuy nhiên, sẽ không có nhiều thứ họ có thể làm về vấn đề này khi đảng Cộng hòa vẫn đang nắm Nhà Trắng.

Các nhà làm luật cũng không muốn tỏ ra quá thân thiện với Iran, đặc biệt khi nước này đang đối đấu với đồng minh của Mỹ là Israel. Việc cải thiện quan hệ ngoại giao chiến lược với Israel vẫn là trọng tâm của cả hai đảng vào thời điểm hiện tại.

Ông Engel là một trong những thành viên đảng Dân chủ phản đối thỏa thuận hạt nhân Iran, nhưng nói rằng ông Trump nên có tính hợp tác hơn với các đồng minh khác như Anh, Pháp, Đức, những người cũng cùng ký tên trong thỏa thuận này. "Tôi nghĩ việc cần ưu tiên tại thời điểm hiện tại là hàn gắn lại mối quan hệ đang rạn nứt với các nước đồng minh", ông cho hay.

Hoàng Việt (Theo Reuters)

Tin khác

Trẻ em Gaza ước ao về những ngày đi học trước xung đột

Trẻ em Gaza ước ao về những ngày đi học trước xung đột

(CLO) Thời gian học tập, vui chơi bên bạn bè của trẻ em Gaza đã biến mất kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra 6 tháng trước. Với các em, những điều tưởng như bình thường đó giờ lại là nỗi ước ao mịt mờ.

Thế giới 24h
Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

(CLO) Lực lượng phòng không Nga tuyên bố đã bắn hạ 5 khinh khí cầu của Ukraine trong đêm ngày 17/4. Đây là dấu hiệu cho thấy đang có sự thay đổi về phương thức chiến đấu của Kiev trong cuộc xung đột với Nga, nhất là trong bối cảnh họ đang thiếu hụt tên lửa do nguồn viện trợ từ Mỹ bị đình trệ.

Thế giới 24h
Triều Tiên và Belarus thắt chặt quan hệ ngoại giao

Triều Tiên và Belarus thắt chặt quan hệ ngoại giao

(CLO) Các lãnh đạo Triều Tiên đã đón tiếp phái đoàn đến từ Belarus và cam kết tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trên trường quốc tế trong các cuộc hội đàm diễn ra vào thứ Năm (18/4), theo hãng thông tấn KCNA đưa tin.

Thế giới 24h
Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

(CLO) Hệ thống phòng không lỗi thời khiến Iran dễ bị Israel tấn công nếu Thủ tướng Benjamin Netanyahu quyết định phớt lờ áp lực toàn cầu để trả đũa trực tiếp bằng loạt tên lửa và máy bay không người lái.

Thế giới 24h
Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt ở New York, gồm cả nhà báo

Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt ở New York, gồm cả nhà báo

(CLO) Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine đã bị bắt hôm 17/4 trong khuôn viên Đại học Columbia (New York, Mỹ), sau khi cảnh sát New York giải tán một khu trại do sinh viên dựng lên để biểu tình chống lại hành động của Israel ở Gaza.

Thế giới 24h