Những thảm họa hàng không liên tục "ập" tới Indonesia

Thứ ba, 30/10/2018 12:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Indonesia đang rất được quan tâm vì tiềm năng du lịch với những hòn đảo nổi tiếng như Bali. Tuy nhiên, việc những tai nạn hàng không hay những trận động đất liên tiếp xảy ra tại quốc gia này khiến nhiều người phải nghĩ lại, liệu có nên đánh cược tới thăm Jakarta một lần?

Báo Công luận
 Mảnh vỡ của chiếc Boeing JT610. Ảnh: Internet

Ngày 29/10/2018: Chuyến bay JT610 của hãng hàng không Lion Air đã đâm xuống biển, chỉ 15 phút sau khi cất cánh từ sân bay Soekarno-Hatta. Chiếc Boeing 737 MAX 8 này chở 189 hành khách cùng phi hành đoàn, tất cả đều bị cho là đã chết, khiến nó trở thành thảm họa hàng không đẫm máu thứ 2 tại đất nước này.

Ngày 11/8/2018: Chiếc máy bay Pilatus của hãng hàng không tư nhân Dimonim Air chở theo 7 hành khách và 2 thành viên phi hành đoàn đã rơi xuống vùng núi hẻo lánh tại tỉnh Papua, phía đông Indonesia. Theo AFP, giới chức Indonesia cho biết chiếc máy bay đã mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu trong hành trình bay kéo dài 40 phút. Chỉ có duy nhất cậu bé 12 tuổi sống sót một cách thần kỳ sau vụ tai nạn. Khi được đội cứu hộ phát hiện, cậu bé vẫn tỉnh táo và bị gãy xương

Báo Công luận
 Hiện trường vụ tai nạn của chiếc máy bay Pilatus. Ảnh: AFP

Ngày 4/4/2016: Chuyến bay 7703 của hãng hàng không Batik Air: Chiếc Boeing 737-800, khi cất cánh từ sân bay Halim Perdanakusuma tại Jakarta đã va chạm với một chiếc máy bay khác. Đuôi của chiếc Boeing đã cắt đứt cánh của chiếc ATR 42, khiến nó bị hủy hoàn toàn. Bản thân chiếc Boeing đã bốc cháy sau đó, các hành khách được sơ tán an toàn. 

2 tháng sau đó, một chiếc máy bay dân sự bị rơi ở đảo Papua, làm 7 người bị thương, bao gồm phi công người Mỹ.

Ngày 2/10/2015: Chuyến bay 7503 của hãng Aviastar Flight đã mất tích ở khu vực đảo Sulawesi. Đội ngũ tìm kiếm cứu hộ đã tìm được những mảnh vỡ của chiếc máy bay này tại núi Latimojong. Không có người nào sống sót, 10 người trên chuyến bay đều đã thiệt mạng.

Báo Công luận
 Hình ảnh hiện trường nơi chiếc TGN267 gặp nạn.

Ngày 18/8/2015: Chuyến bay mang số hiệu TGN267 của hãng hàng không Trigana Air cũng gặp nạn vì lý do thời tiết xấu. Khi rơi xuống vùng rừng tại khu vực Okbape, cách sân bay Oksibil 14 km, máy bay đang chở 49 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn

Ngày 30/6/2015: Vụ tai nạn máy bay quân sự thảm khốc nhất trong lịch sử Indonesia được ghi nhận khi chiếc máy bay không quân Hercules C-130 chở 121 người rơi xuống khu dân cư tại thành phố Medan. Chỉ 2 phút sau khi cất cánh, động cơ máy bay gặp sự cố và phi công đã cố gắng quay đầu nhưng bất thành. Tất cả hành khách trên chuyến bay đều thiệt mạng. 22 người dưới mặt đất cũng tử vong do vụ va chạm.

Báo Công luận
  Hiện trường vụ rơi máy bay C-130 tại thành phố Medan năm 2015. Ảnh: AFP

Ngày 28/12/2014: Trong năm thảm họa của hàng không thế giới này, vụ tai nạn thảm khốc của máy bay AirAsia mang số hiệu QZ8501 đã gây chấn động với toàn bộ 155 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn đã tử vong. Đây là một trong những vụ tai nạn kinh hoàng nhất trong lịch sử hàng không Indonesia. 

Trên hành trình từ Surabaya (Indonesia) tới Singapore, chiếc máy bay đã biến mất khỏi màn hình radar và rơi xuống vùng biển Java. Các nhà điều tra sau đó xác định nguyên nhân vụ tai nạn là do lỗi hệ thống điều khiển bánh lái. Được biết phi hành đoàn đã cố gắng sửa lỗi này nhưng lại khiến cho nó trở nên trầm trọng hơn, khiến hệ thống an toàn không được kích hoạt.

Báo Công luận
Đuôi chiếc QZ8501 được trục vớt. Ảnh: Internet 

  • Cũng trong năm 2014, một chiếc máy bay Boeing 737-900ER của hãng hàng không Lion Air đã gặp nạn khi phi công hạ cánh sai, khiến cho nó nảy 4 lần trên đường băng, đuôi máy bay bị hư hỏng nặng. 222 người có mặt trên chuyến bay đều an toàn, dù cho có 2 người bị thương nặng và 3 người khác bị thương nhẹ.

Năm 2013 là năm mà phi công của các hãng hàng không Indonesia liên tiếp mắc sai lầm. Ngày 13/4/2013, chiếc 737-800 của hãng Lion Air đã đâm xuống biển gần sân bay Ngurah Rai ở Bali. Thân máy bay đã bị gãy làm đôi. Nguyên nhân được cho là phi công đã căn lệch đường băng. Các hành khách đều được sơ tán an toàn.

Ngày 10/6, chiếc PK-MZO của hãng Merpati Nusantara đã đâm xuống trong lúc hạ cánh, làm 25 trong số 50 người có mặt bị thương.

Ngày 6/8, chiếc Boeing 737-800 của hãng Lion Air đã đâm phải một con bò tại sân bay Jalaluddin. 117 người trên máy bay đều an toàn.

Ngày 9/5/2012, một chiếc máy bay chạy thử đã đâm vào vách núi Salak khiến 45 người thiệt mạng. Trên chuyến bay là những nhà đầu tư tiềm năng cùng với các phóng viên. Báo cáo cho biết, các phi công đã bỏ qua hệ thống cảnh báo. Họ cho rằng nó bị lỗi và tắt nó đi để trò chuyện với một vị khách.

Ngày 29/11/2011, chuyến bay 823 của hãng Nusantara Buana đã gặp nạn trong thời tiết xấu, khiến 18 người thiệt mạng.

Ngày 7/5/2011, chuyến bay của hãng Merpati Nusantara đã rơi xuống biển, cách sân bay Kaimana vài mét. Chuyến bay đã phải dừng hạ cánh khẩn khi tiếp xúc với nước biển. Phi công đã lựa chọn quay máy bay lại nhưng không kịp kéo cánh tà xuống, khiến 25 người thiệt mạng.

Báo Công luận
Chuyến bay 836 của hãng Merpati Nusantara gặp nạn khi chạy quá đường băng. Ảnh: internet 

Ngày 2/11/2010, chiếc Boeing 737-400 của hãng Lion Air chạy quá đường băng, khiến nó rơi xuống biển. Trước đó 7 tháng, vào ngày 13/4, chuyến bay 836 của hãng Merpati Nusantara cũng đã chạy quá đường băng, đâm và gãy làm 3. 109 người trên chuyến bay đều sống sót, 44 người trong số đó gặp tai nạn nhẹ.

Hàng loạt tai nạn cũng xảy ra trong những năm trước đó, tuy nhiên phải kể tới tai nạn kinh hoàng năm 1997.

Báo Công luận
Những mảnh vỡ còn sót lại của chiếc  Airbus A300B4-220 của hãng hàng không Garuda Indonesia Flight. Ảnh: Internet 

Ngày 26/9/1997, chuyến bay 152 của hãng hàng không Garuda Indonesia Flight từ Jakarta tới Medan đã rơi cách sân bay Medan 29km, làm 234 người thiệt mạng. Các phi công không có tầm nhìn, không nhận định được chiếc máy bay đang tới gần khu vực địa hình nguy hiểm, khiến nó trở thành tai nạn hàng không thảm khốc nhất trong lịch sử của Indonesia.

Hoàng Việt

Tin khác

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

(CLO) Thế giới đã chi tới hơn 2 nghìn tỷ USD cho vũ khí trong năm 2023, với Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu cuộc chạy đua vũ trang này, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết vào ngày 22/4.

Thế giới 24h
Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

(CLO) Gói viện trợ của Mỹ dự kiến thông qua trong tuần này sẽ là một cứu cánh đối với những pháo thủ Ukraine đang bất lực trong việc cầm chân lực lượng Nga gần thị trấn phía đông Kupiansk, thậm chí có khả năng thay đổi thế trận, mặc dù điều đó có thể mất một thời gian.

Thế giới 24h
Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

(CLO) Một người đàn ông Bỉ mắc hội chứng chuyển hóa hiếm gặp, khiến cơ thể tự sản sinh nồng độ cồn cao, đã được tòa án miễn án phạt lái xe say rượu vào thứ Hai (22/4).

Thế giới 24h
Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

(CLO) Lực lượng Nga gồm 20.000-25.000 quân đang cố gắng tấn công thị trấn chiến lược Chasiv Yar phía đông Ukraine và các làng xung quanh, theo quân đội Ukraine cho biết vào thứ Hai và nói rằng họ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

(CLO) Ngày 22/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phủ nhận những ý kiến ​​​​cho rằng Washington có "tiêu chuẩn kép" đối với các cáo buộc vi phạm nhân quyền của quân đội Israel ở Gaza, đồng thời nói rằng đang kiểm tra các cáo buộc như vậy.

Thế giới 24h