“Triều đại” Robert Mugabe - Đường đến ngày sụp đổ

Thứ năm, 23/11/2017 10:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Dưới áp lực ngày càng lớn, sau nhiều ngày “cố thủ”, rốt cuộc, tối 21/11, khi các nghị sĩ của hai viện Quốc hội Zimbabwe còn đang hăng say tranh luận tiến trình luận tội, Tổng thống Robert Mugabe đã chính thức tuyên bố từ chức. Một động thái hoàn toàn bất ngờ. Tuy nhiên, với những ai thông rõ những gì đã diễn ra ở quốc gia châu Phi nghèo khó này suốt gần 40 năm qua kể từng ngày ông Mugabe làm Thủ tướng, làm Tổng thống, thì đó là hệ quả tất yếu của vô số những sai lầm của ông.

Sự ám ảnh quyền lực

Rạng sáng ngày 15/11/2017, quân đội Zimbabwe tiến hành một cuộc chính biến khi điều hàng loạt xe tăng đến thủ đô Harare, tước vũ khí của cảnh sát, chiếm đóng đài truyền hình quốc gia và quản thúc vợ chồng Tổng thống Mugabe. Ngày 19/11, Tổng thống Mugabe chính thức bị bãi nhiệm chức danh lãnh đạo đảng và buộc phải từ chức trước trưa ngày 20/11, chấm dứt 37 năm cầm quyền tại Zimbabwe. Tuy nhiên, báo chí dẫn nguồn tin từ các thành viên trong gia đình Tổng thống Robert Mugabe cho biết nhà lãnh đạo 93 tuổi của Zimbabwe đã không ăn bất kỳ thứ gì kể từ hôm 18/11 trong lúc ông bị quân đội quản thúc và giam lỏng tại nhà riêng. Bất chấp sức ép từ quân đội và đảng cầm quyền, trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 16/11, Tổng thống Mugabe khẳng định ông vẫn là người nắm quyền lực và không nhắc tới ý định từ chức. Thậm chí ông Mugabe vẫn cam kết sẽ chủ trì…. đại hội của Đảng Đại hội Dân tộc Phi Zimbabwe (ZANU-PF) cầm quyền vào tháng tới.

Rõ ràng trong mọi tình huống, trước cả những tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, vị Tổng thống năm nay đã 93 tuổi và có đến 37 năm ở “ngôi vương” trên chính trường Zimbabwe vẫn không thôi phai nhạt niềm đam mê quyền lực của mình. Bản thân ông Mugabe đã không ít lần chẳng hề ngại ngùng khi tuyên bố: “Chỉ có Chúa mới buộc được tôi từ bỏ quyền lực”. Ngay cả khi sức khỏe đã sa sút trông thấy, ông Robert Mugabe vẫn chưa có ý định rời bỏ chính trường Zimbabwe. Thậm chí, ông Mugabe còn công khai ý định tiếp tục tranh cử Tổng thống vào năm 2018, rằng ông sẽ làm việc không nghỉ cho tới khi tròn 100 tuổi. Nhà ghi chép tự truyện Martin Meredith đã phải thốt lên: “Thứ thực sự ám ảnh người đàn ông này không phải tiền bạc, mà là quyền lực”

Báo Công luận
 
Cũng chính niềm đam mê quyền lực đến ám ảnh ấy cũng được xem là căn nguyên khiến ông Mugabe đột ngột ra quyết định cách chức “cánh tay phải” trong nhiều thập kỷ qua của mình - cựu Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa - để rồi dẫn tới cuộc chính biến vừa qua. Trong mắt ngài Tổng thống, Emmerson Mnangagwa là “chướng ngại vật” cản trở kế hoạch kế nhiệm chồng của Đệ nhất phu nhân Grace Mugabe. Trong tuyên bố phát đi ngày 8/11, một ngày sau khi bị cách chức, ông Mnangagwa nói: “Hãy để chúng tôi chôn vùi những khác biệt và tái thiết một Zimbabwe mới mẻ, thịnh vượng, một đất nước rộng mở với nhiều quan điểm, một đất nước tôn trọng ý kiến của người khác, một đất nước không tự cô lập mình với thế giới bởi một cá nhân bướng bỉnh tin rằng ông ta có quyền thống trị đất nước này đến khi chết”.

Nhìn lại tiến trình lịch sử của Zimbabwe, không khó để nhận ra rằng nỗi ám ảnh quyền lực ấy của ông Mugabe có nguyên cớ của nó. Dù có không ưa ông Mugabe thì phe đối lập ở Zimbabwe cũng không thể phủ nhận rằng Mugabe chính là biểu tượng của cuộc đấu tranh giành tự do không khoan nhượng cho Zimbabwe. Thậm chí ông từng được ca ngợi là vị anh hùng giải phóng đất nước khi đưa Rhodesia - sau đổi tên thành Zimbabwe thoát khỏi cảnh làm thuộc địa của người Anh năm 1980. Ông Mugabe trở thành Thủ tướng Zimbabwe năm 1980. Ngày 31/12/1987, ông Mugabe chính thức trở thành Tổng thống Zimbabwe trong sự tung hô và kỳ vọng của người dân quốc gia châu Phi này. Những năm tháng mới lên nắm quyền, ông từng được quốc tế ca ngợi vì nỗ lực mở rộng các dịch vụ xã hội, đầu tư xây dựng mới nhiều bệnh viện và trường học cho người dân. Một thành tựu không thể chối cãi là Zimbabwe đạt được tỷ lệ người biết đọc biết viết lên đến 90% - cao nhất so với các nước châu Phi và ngang ngửa nhiều nước phát triển trên thế giới.

Báo Công luận
 
Những quyết sách kinh tế sai lầm

Theo Financial Times, lạm phát tại Zimbabwe đạt đỉnh năm 2008, giá cả tăng gấp đôi trong 24 giờ, đồng tiền lạm phát tới 7,9 tỷ %. Năm 2015 - nghĩa là 8 năm sau - cái gọi là tình trạng “siêu lạm phát” ở Zimbabwe vẫn không hề suy giảm mức độ trầm trọng. Tờ tiền có mệnh giá lớn nhất của Zimbabwe là tờ 100 nghìn tỷ đô nhưng không đủ để trả phí xe buýt công cộng để đi làm trong một tuần. Người dân cần 1 tỷ đôla Zimbabwe mới có thể mua trứng. Để đổi được 1 USD, người dân Zimbabwe phải bỏ ra những 35 triệu tỷ đô, một dãy số bao gồm tới 15 con số 0 ở đằng sau. Đối với những người sinh sống tại Zimbabwe, giá cả hàng hóa được tính theo số ngày họ phải đợi ở ngân hàng để rút tiền. Họ cần 1 ngày để mua xà phòng, thêm 1 ngày nữa cho muối và 4 ngày mới có thể mua bột ngô. Lạm phát quá tồi tệ khiến quốc gia này phải bỏ hẳn đồng Zimbabwe để thanh toán bằng USD, 7 đồng tiền khác trong khu vực và giờ là cả đồng tiền ảo Bitcoin. Chỉ 1/5 dân số Zimbabwe trưởng thành có việc làm.  Tuy nhiên, “siêu lạm phát kinh niên” khiến chẳng mấy ai trong số họ đủ trang trải cuộc sống. Tình trạng đói nghèo ở Zimbabwe đã trở nên tồi tệ đến mức, nhiều người kiếm sống bằng cách đào bới các ngôi mộ để lấy cát, đá bán. “Chúng tôi đang chứng kiến nghèo đói diễn ra ở khắp nơi. Thậm chí, ngay tại Harare (thủ đô Zimbabwe), tôi dễ dàng chứng kiến cảnh người chết vì không có thức ăn. Tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn ở vùng nông thôn, và chúng tôi không biết kêu cứu ai”, một người Zimbabwe nói trong tuyệt vọng.

Nhìn những con số và thực trạng đầy thảm cảnh ấy, khó ai có thể tin rằng Zimbabwe từng là một trong những vùng đất ao ước của châu Phi khi nước này có tài nguyên phong phú, ngành nông nghiệp phát triển mạnh cùng nguồn nhân lực dồi dào. “Tình hình hiện tại thật đáng buồn khi biết rằng quốc gia này có mỏ kim cương, than đá, đồng, sắt hay bất kỳ tài nguyên nào bạn có thể kể tên”, bà Funmi Akinluyi, chuyên gia quản lý quỹ tại châu Phi của Silk Invest cho hay.

Ai đã đưa Zimbabwe vào thảm cảnh ấy? Báo chí và dư luận trong và ngoài Zimbabwe chỉ đích danh ông Mugabe.

Báo Công luận
 
Theo phân tích của nhiều tờ báo, sai lầm nghiêm trọng nhất trong hàng loạt những cải cách kinh tế sai lầm của Mugabe là việc năm 2000 vị tổng thống thực hiện chính sách “cải cách ruộng đất thần tốc”, chủ trương cưỡng đoạt trang trại của người chủ là da trắng. Các trang trại được trao về cho người da đen quản lý, trong khi họ không có nhiều kinh nghiệm canh tác nông nghiệp hiện đại. Sự thất bại là điều hoàn toàn dễ hiểu. Ngành nông nghiệp sa sút ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu khiến toàn bộ nền kinh tế Zimbabwe xuống dốc không phanh. Sai lầm tiếp nối sai lầm. Khi siêu lạm phát bùng nổ, Mugabe lại quyết định một việc không khác gì “đổ thêm dầu vào lửa” khi quyết định… in thêm tiền. Có lúc Zimbabwe in tiền nội tệ đến mức kỷ lục.

Chưa hết, trong lúc vạn sự rơi vào khốn khó, ông Mugabe lại quyết định can thiệp vào cuộc nội chiến ở Congo. Ngân hàng Trung ương vội vã in tiền nhanh hơn để trả nợ và bồi thường cho các cựu chiến binh.

Sự trỗi dậy của “Quý bà hàng hiệu”

Trong cuộc chính biến những ngày qua chống lại Tổng thống Mugabe, giới quan sát dễ dàng nhận ra có nhiều sự ấm ức, trong đó, sự ấm ức lớn nhất dồn về người phụ nữ vẫn được gọi với danh xưng “Quý bà hàng hiệu” , “Gucci Grace” hay “Đệ nhất phu nhân mua sắm” - bà Grace Mugabe.  Ấm ức bởi trong khi kinh tế suy thoái với tốc độ phi mã thì, theo báo chí, từ khi trở thành người bạn đời của Tổng thống Robert Mugabe năm 1996, bà Grace Mugabe bắt đầu cuộc sống vương giả với những trang phục thời thượng và thú mua sắm xa xỉ. Bà được cho là đã chi ít nhất 100.000 USD khi tới thủ đô Paris, Pháp để mua sắm trong một ngày. Bà sở hữu những ngôi nhà sang trọng trên khắp thế giới, 12 chiếc nhẫn kim cương, 62 đôi giày Ferragamo, một đồng hồ Rolex 105.000 USD (khoảng 2,4 tỷ đồng) và gần đây đã trả 400.000 USD (gần 9 tỷ đồng) cho một chiếc Rolls-Royce.

Báo Công luận
 
Nhưng hàng hiệu vẫn không là đam mê lớn duy nhất của bà Grace Mugabe. Báo chí cho rằng bà cũng ham mê quyền lực không kém chồng mình. Bà Grace tổ chức nhiều cuộc mít tinh tại các tỉnh của Zimbabwe, với những bài diễn thuyết công kích các đối thủ của chồng mình và khéo léo chứng tỏ mình là người kế nhiệm phù hợp. Tại một cuộc mít tinh, bà nói: “Họ muốn tôi trở thành tổng thống, tại sao không? Tôi không phải là người Zimbabwe à?”.

Hà Anh          

Tin khác

Liên hợp quốc: Thế giới lãng phí hơn 1 tỷ bữa ăn mỗi ngày dù hàng trăm triệu người đang đói

Liên hợp quốc: Thế giới lãng phí hơn 1 tỷ bữa ăn mỗi ngày dù hàng trăm triệu người đang đói

(CLO) Một báo cáo mới của Liên hợp quốc cho thấy hơn 1 tỷ bữa ăn bị lãng phí mỗi ngày trên toàn thế giới trong khi gần 800 triệu người đang bị ảnh hưởng bởi nạn đói.

Thế giới 24h
Interpol: Lừa đảo qua mạng ở Đông Nam Á đã mở rộng ra toàn cầu, thu tới 3.000 tỷ USD mỗi năm

Interpol: Lừa đảo qua mạng ở Đông Nam Á đã mở rộng ra toàn cầu, thu tới 3.000 tỷ USD mỗi năm

(CLO) Người đứng đầu Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) hôm 27/3 cho biết các nhóm tội phạm buôn người và lừa đảo qua mạng đã mở rộng từ Đông Nam Á thành một mạng lưới toàn cầu với quy mô lên tới 3.000 tỷ USD mỗi năm.

Thế giới 24h
Công ty Anh hỗ trợ Ukraine trong cuộc đua UAV

Công ty Anh hỗ trợ Ukraine trong cuộc đua UAV

(CLO) Trong một nhà kho bí mật ở miền nam nước Anh, các kỹ sư tại Evolve Dynamics đang nghiên cứu công nghệ có thể giúp giữ cho máy bay không người lái (UAV) trinh sát của Ukraine hoạt động trên bầu trời ngay cả khi bị gây nhiễu bằng phương pháp điện tử.

Thế giới 24h
Nga nói khó tin IS có thể tiến hành vụ khủng bố ở Moscow

Nga nói khó tin IS có thể tiến hành vụ khủng bố ở Moscow

(CLO) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm thứ Tư nói rằng thật "cực kỳ khó tin" rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng(IS) có khả năng tiến hành một cuộc tấn công vào phòng hòa nhạc ở Moscow vào thứ Sáu tuần trước khiến ít nhất 143 người thiệt mạng.

Thế giới 24h
Ông Putin nói F-16 sẽ không thay đổi được tình hình ở Ukraine

Ông Putin nói F-16 sẽ không thay đổi được tình hình ở Ukraine

(CLO) Các hãng thông tấn Nga dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin nói với các phi công quân sự hôm thứ Tư rằng nếu các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.

Thế giới 24h