Vòng 3 tái đàm phán NAFTA: Mỹ trì hoãn đưa ra các yêu cầu chi tiết

Thứ ba, 26/09/2017 10:27 AM - 0 Trả lời

Những trì hoãn của Mỹ trong tiến trình tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đang "phủ bóng đen" lên triển vọng các bên có thể đạt được thỏa thuận cuối cùng về hiệp định này vào cuối năm nay.

Những trì hoãn của Mỹ trong tiến trình tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đang "phủ bóng đen" lên triển vọng các bên có thể đạt được thỏa thuận cuối cùng về hiệp định này vào cuối năm nay. [caption id="attachment_185417" align="aligncenter" width="600"]Báo Công luận
Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland tại cuộc họp báo sau vòng 2 đàm phán NAFTA tại Mexico City, Mexico ngày 5/9. (Nguồn: AFP/TTXVN)[/caption] Đây là nhận định chung của một số đại biểu tham gia vòng tái đàm phán lần 3 đang diễn ra ở thủ đô Ottawa của Canada từ ngày 23-27/9. Cho đến ngày thứ 3 của vòng đàm phán, phái đoàn Mỹ vẫn chưa đệ trình bất cứ đề xuất cụ thể nào về những vấn đề chính muốn thay đổi trong NAFTA. Trước khi vòng đàm phán diễn ra, phía Mỹ để ngỏ khả năng sẽ công bố các những đề nghị chi tiết về ngành nông nghiệp, quy tắc xuất xứ sản phẩm và tỷ lệ nội địa hóa đối với ôtô sản xuất và tiêu thụ ở Bắc Mỹ. Chủ tịch Liên đoàn các nhà sản xuất ô tô Canada Jerry Dias​ cho rằng với những bước tiến chậm chạp hiện nay, 3 nước thành viên NAFTA là Mỹ, Canada và Mexico khó có thể đạt được thoả thuận vào cuối năm như kỳ vọng và mục tiêu đề ra trước đó. Theo ông Dias, Mỹ không muốn có thoả thuận trước kỳ Giáng sinh. Theo dự đoán của Chủ tịch Jerry Dias, nhiều khả năng các bên sẽ phải lùi thời hạn đạt được thoả thuận cuối cùng về NAFTA sang giữa năm 2018, gần sát với thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ ở Mỹ và bầu cử Tổng thống ở Mexico. Từ nay đến thời điểm đó, Chính quyền của Tổng thống Trump sẽ tiếp tục gia tăng áp lực để buộc Canada và Mexico phải chấp nhận nhượng bộ nhiều hơn. Tuy nhiên, đây sẽ là một cuộc “mặc cả” không dễ dàng khi cả Canada và Mexico đều khó lòng chấp nhận từ bỏ những lợi ích mà họ cho là “công bằng” trong NAFTA. Trong khi đó, Trưởng đoàn đàm phán Canada Steve Verheul​ và Trưởng đoàn đàm phán Mexico Kenneth Smith Ramos​ thể hiện quan điểm thận trọng hơn khi nói rằng “hiện còn quá sớm để dự đoán về bước tiến tại vòng đàm phán đang diễn ra” và rằng các bên mới chỉ bắt đầu thảo luận những chủ đề gai góc nhất. Một số quan chức chính phủ Canada hy vọng sẽ nhận được những tín hiệu tích cực hơn từ đoàn đàm phán Mỹ trong nhưng ngày đàm phán còn lại của vòng 3. NAFTA là hiệp định thương mại giữa Mexico, Mỹ và Canada, có hiệu lực từ ngày 1/1/1994. Theo thống kê, trao đổi thương mại giữa 3 quốc gia Bắc Mỹ đạt trên 1.300 tỷ USD vào năm 2016. Các cuộc tái đàm phán NAFTA được tiến hành theo đề nghị của Tổng thống Trump với lý do hiệp định 23 năm tuổi này cướp đi hàng triệu việc làm của người lao động Mỹ và cho phép Canada, Mexico đạt được nhiều lợi thế trong khi gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ. Tổng thống Trump muốn có được thỏa thuận cuối cùng vào cuối năm nay theo đúng cam kết đề ra khi tranh cử. Mexico cũng muốn nhanh chóng kết thúc đàm phán trước cuộc bầu cử tổng thống vào năm sau. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bên nào sẵn sàng đưa ra nhượng bộ cần thiết để có thể thực sự tạo được đột phá và đẩy nhanh hơn tiến độ đàm phán. Bất chấp những tiến triển chậm chạp tại vòng tái đàm phán lần 3 về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đang diễn ra ở thủ đô Ottawa, nước chủ nhà Canada hiện nỗ lực thúc đẩy các ưu tiên của mình nhằm đạt được thỏa thuận về những lĩnh vực ít gây tranh cãi trong hiệp định 23 năm tuổi này. Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland​ cho biết các đoàn đàm phán của 3 nước đang tiến hành thảo luận về 28 chủ đề trong NAFTA, bao gồm cả những chủ đề gai góc nhất. Trong số này, các bên đã đạt được một số tiến bộ nhất định và rằng không khí đàm phán vẫn mang tính xây dựng, thân thiện. Theo bà Freeland, để đảm bảo tiến độ đàm phán, các bên đang cố gắng đạt được thoả thuận tạm thời về những lĩnh vực có nhiều điểm chung trước khi tập trung vào giải quyết những vấn đề gai góc hơn. Trước đó, bà Emily Davis, người phát ngôn Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, cũng cho rằng các bên đã đạt được “bước tiến nhất định” về những lĩnh vực môi trường, cạnh tranh, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, theo bà, rất khó biết được các bên sẽ đạt được nhất trí về bao nhiêu vấn đề trong vòng đàm phán lần này./.

Theo TTXVN

Tin khác

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

(CLO) Ngày 24/4, Nga đã bác bỏ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ soạn thảo kêu gọi các quốc gia ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian. Động thái này cho thấy căng thẳng giữa hai cường quốc đã lan ra ngoài không gian.

Thế giới 24h
WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

(CLO) Theo một báo cáo công bố hôm thứ Năm (25/4) của chi nhánh Châu Âu thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng rộng rãi rượu và thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên là “đáng báo động”.

Thế giới 24h
Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

(CLO) Trong nhiều tháng, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chuẩn bị cho ngày Hạ viện Mỹ phê duyệt gói viện trợ mới cho Ukraine trị giá 61 tỷ USD.

Thế giới 24h
NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

(CLO) NASA và Nokia đã hợp tác lắp đặt mạng di động trên Mặt trăng nhằm chuẩn bị cho sự hiện diện lâu dài của con người trên các hành tinh ngoài Trái đất.

Thế giới 24h
Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

(CLO) Khi Mỹ chuẩn bị chuyển 61 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine, các báo cáo từ miền đông Ukraine tiếp tục nêu bật sự thất thế của Kiev trên chiến trường.

Thế giới 24h