Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2016

Thứ hai, 29/02/2016 19:05 PM - 0 Trả lời

Ngày 29/2/2016, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2016.

(CLO) Ngày 29/2/2016, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2016.

[caption id="attachment_84213" align="aligncenter" width="639"]Thủ tướng yêu cầu dồn sức, tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó có tình trạng xâm ngập mặn, khô hạn đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều tỉnh. Ảnh: VGP Thủ tướng yêu cầu dồn sức, tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó có tình trạng xâm nhập mặn, khô hạn đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều tỉnh. Ảnh: VGP[/caption]

Tại phiên họp, Chính phủ nghe và thảo luận về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; tình hình triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và hai tháng đầu năm 2016 và một số nội dung quan trọng khác.

Các thành viên Chính phủ nhất trí cho rằng, tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2016 tiếp tục chuyển biến, đạt kết quả khả quan. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2016 tăng 0,42% so với tháng trước. Xuất khẩu 2 tháng ước đạt 23,7 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ, xuất siêu khoảng 865 triệu USD. Thu hút vốn ODA, FDI tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước; thu ngân sách nhà nước đến 15/2 ước đạt 15,8% dự toán năm, tăng 2,4%, trong đó thu nội địa tăng mạnh (12,8%).

Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng khá, 2 tháng tăng 6,6%. Nông nghiệp mặc dù gặp nhiều khó khăn do diễn biến thời tiết kém thuận lợi nhưng vẫn phát triển khá ổn định, bảo đảm nguồn cung trong và sau Tết Nguyên đán. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,7%; khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt khoảng 1,64 triệu lượt, tăng 16%.

Tuy nhiên, sự phục hồi chậm, tiềm ẩn nhiều rủi ro của kinh tế thế giới và khu vực; giá dầu ở mức thấp, chưa có hướng hồi phục; chính sách tài chính, tiền tệ diễn biến phức tạp của nhiều nước đã ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của nền kinh tế nước ta, nhất là xuất nhập khẩu, thương mại, tỷ giá, thu chi ngân sách nhà nước. Thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, hạn hán nghiêm trọng tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống của người dân và sản xuất nông nghiệp. Tình hình tai nạn giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng vẫn còn cao...

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cơ bản đồng tình với nhận định của các thành viên Chính phủ: Trong 2 tháng đầu năm nay, các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, các Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng Chính phủ và đã đạt được những kết quả tích cực.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu yêu cầu các Bộ, ngành chỉ đạo quyết liệt, tăng cường phối hợp thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, phấn đấu thực hiện thắng lợi, đạt mức cao nhất các nhiệm vụ, chỉ tiêu của năm 2016.

Theo đó, tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu ổn định vĩ mô và tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Tiếp tục theo dõi sát tình hình, điều hành chủ động, linh hoạt kết hợp chặt chẽ giữa các công cụ chính sách tiền tệ, tài khoá, thương mại, đầu tư... để vừa ổn định vĩ mô vừa tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7%; tạo nền tảng vĩ mô vững chắc cho tăng trưởng cao hơn cho những năm tiếp theo.

Tập trung triển khai các biện pháp phòng chống xâm nhập mặn và khô hạn tại các tỉnh phía Nam, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; phòng chống rét ở các tỉnh phía Bắc. Kịp thời khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, sớm ổn định sản xuất và đời sống của người dân; đề xuất các giải pháp mang tính lâu dài nhằm phòng chống và giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, cần tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là thị trường xuất khẩu đối với những mặt hàng chủ lực, thế mạnh của Việt Nam trong bối cảnh đất nước ta đã hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, nhiều hiệp định thương mại tự do với các quốc gia đối tác đã được ký kết trong đó có các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

[caption id="attachment_84214" align="aligncenter" width="639"]Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2016. Ảnh: VGP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2016. Ảnh: VGP[/caption]

Đồng thời, chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng thu ngân sách; thắt chặt chi tiêu; triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bảo đảm cân đối thu chi ngân sách. Thúc đẩy giải ngân vốn ODA, vốn đầu tư trung hạn, trái phiếu Chính phủ… đẩy mạnh triển khai thực hiện các công trình trọng điểm quốc gia, nhất là công trình hạ tầng giao thông vận tải để làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thực hiện đồng bộ và hiệu quả hơn nữa các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thúc đẩy phát triển y tế, văn hóa, giáo dục gắn liền với bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội. Quyết liệt trong đổi mới giáo dục gắn liền với nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực. Chủ động phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh ở người, không để dịch bệnh lớn xảy ra, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào công tác chăm sóc sức khỏe y tế, khám chữa bệnh cho nhân dân.

Không ngừng củng cố tiềm lực an ninh - quốc phòng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm vững chắc độc lập, chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Làm tốt hơn nữa công tác thông tin truyền thông; chủ động cung cấp thông tin về mọi mặt về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, tạo đồng thuận xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành hữu quan chuẩn bị, hoàn thiện các Báo cáo Kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm 2016-2020; Kế hoạch tài chính và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020, báo cáo bổ sung tình hình KT - XH năm 2015 và triển khai Kế hoạch năm 2016, các dự án Luật... để báo cáo Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Quốc hội tại kỳ họp tới.

PV

Tin khác

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

(CLO) Để triển khai tốt các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, về công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, quyết liệt, chia sẻ với nhân dân thì mới làm được công tác giải phóng mặt bằng.

Tin tức
Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

(CLO) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội với đa số đại biểu nhất trí tán thành đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023 - 2024.

Tin tức
Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

(CLO) Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, với 92,55% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.   

Tin tức
Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

(CLO) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Tin tức
Cần 'vừa làm, vừa hoàn thiện' các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

Cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

(CLO) Tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cùng với quá trình triển khai dự án, các bên liên quan cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp, xác định giá điện, giải pháp xây dựng lưới điện truyền tải...

Tin tức