Bộ trưởng Bộ TN&MT nói về ‘cát tặc’ làm xói lở bờ sông

Thứ hai, 04/06/2018 20:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Từ 15 giờ chiều nay (4/6), tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.

Cát tặc lộng hành

Đề cập đến nguyên nhân, các giải pháp phòng ngừa và khắc phục tình trạng xói lở bờ sông, bờ biển, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, tình trạng "cát tặc" lộng hành, chính là một nguyên nhân dẫn đến xói lở.

Báo Công luận
 Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn. Ảnh: VGP

Theo Bộ trưởng, hiện đã có đầy đủ cơ sở khoa học đánh giá nguyên nhân gây xói lở. Thứ nhất là do phù sa bị giữ lại ở thượng nguồn. Theo những nghiên cứu và đánh giá, hiện nay khoảng 60% lượng cát và phù sa bị giữ lại ở thượng nguồn qua các hồ đập thủy điện.

“Chúng ta đang đấu tranh để làm sao giải quyết được khâu đưa phù sa về xuống dưới hạ nguồn. Tuy nhiên đây là vấn đề không đơn giản”, Bộ trưởng nói.

Nguyên nhân thứ hai, theo Bộ trưởng là vấn đề quản lý khai thác cát rất lỏng lẻo. “Cát tặc đang lộng hành, mà việc cát tặc lộng hành này gây ra vấn đề xói lở”, Bộ trưởng nhận định.

Nguyên nhân thứ ba là đầu tư các công trình thủy lợi chưa phù hợp cũng khiến bờ sông sạt lở.

Vì vậy, Bộ trưởng cho rằng, cần thực hiện các giải pháp sau: Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chuẩn bị để trình Chính phủ sớm ban hành nghị định về quản lý, kiểm soát tình trạng khai thác cát, trong đó xác định rõ trách nhiệm của chính quyền các địa phương.

Bên cạnh đó, cần có một quy hoạch tổng thể xây dựng các công trình thủy lợi, tiến hành quy hoạch lại các khu dân cư để tránh những ảnh hưởng tiêu cực bởi quy luật dòng chảy (bên lở, bên bồi); xã hội hóa, huy động các nguồn lực để đầu tư hạ tầng kỹ thuật ứng phó biến đổi khí hậu.

“Một giải pháp hết sức quan trọng đó là hiện nay chúng ta biết ở đồng bằng sông Cửu Long do tập quán nên nhà cửa xây dựng ngay bên bờ sông. Theo Luật Tài nguyên nước thì có hành lang bảo vệ hai bên bờ sông, hành lang an toàn. Nếu chúng ta xây dựng như vậy thì vô hình trung cấu trúc của hai bên bờ sông rất mềm yếu và hai là có những quy luật dòng chảy, bên lở, bên bồi, chúng tôi đã cố gắng để làm sao đánh giá được những khu vực đó để có di dân, có kế hoạch tránh xa những vùng có khả năng xảy ra sự cố”, Bộ trưởng nói.

Báo Công luận
 Đại biểu Lê Công Đỉnh. Ảnh: TL

Chưa hài lòng với phần trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Lê Công Đỉnh tranh luận lại. Theo đại biểu, trong phần giải pháp, chưa thấy Bộ trưởng đề cập đến nguyên nhân thứ nhất đó là chúng ta có tác động đấu tranh, vận động quốc tế đối với các nước thượng nguồn sông Mê Kông,

“Đây là vấn đề rất quan trọng và nhiều kỳ qua tôi thấy chưa đưa ra để chúng ta xử lý. Tôi kiến nghị Chính phủ, Bộ trưởng có giải pháp gì để nói cho người dân biết về vấn đề này”,đại biểu Lê Công Đỉnh đề nghị.

Giải đáp nội dung này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban sông Mê Kông là đấu tranh để bảo vệ, khai thác, sử dụng một cách bền vững nguồn lực tài nguyên nước từ thượng nguồn, hạ nguồn và trên toàn bộ lưu vực sông Mê Kông.

Trong thời gian qua, không chỉ có Bộ Tài nguyên và Môi trường mà Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã trực tiếp có những chỉ đạo về vấn đề này.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã “phân ra hai mặt trận” đấu tranh với các quốc gia trong lưu vực sông Mê Kông- Lan Thương nhằm tìm ra giải pháp để quản lý khai thác sử dụng nguồn nước hiệu quả.

“Chúng ta đấu tranh bằng cơ sở khoa học và vận động các tổ chức quốc tế. Hiện nay, gần như các tổ chức quốc tế Mỹ, Nhật... tại hội nghị đồng bằng sông Cửu Long đều quan tâm và sắp tới hội nghị G7, rất nhiều nước đã đặt mối quan tâm với giá trị đa dạng khoa học cao của sông Mê Kông và quan tâm đến vấn đề nguồn nước để phát triển”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà thông tin.

Cần có Nghị quyết về quản lý đất đai tại các đặc khu

Chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu ra hiện tượng đầu cơ đất đai tại Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hoà) và Phú Quốc (Kiên Giang)- 3 địa phương được quy hoạch trở thành đặc khu kinh tế.

Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, tại 3 địa phương này hiện nay tình trạng buôn bán đất đai rất sôi động, diễn biến phức tạp. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp cho vấn đề này?

Báo Công luận
 Đại biểu Nguyễn Anh Trí. Ảnh: TL

Trả lời đại biểu Nguyễn Anh Trí, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, ở đây liên quan đến tầm nhìn. Bởi theo quy luật thì khi nhìn thấy tiềm năng là người dân sẽ đổ xô vào mua bán đất đai, nhưng chúng ta chưa có giải pháp để ngăn chặn trước tình trạng này.

Vừa qua, chúng ta cũng đã có một số giải pháp mang tính hành chính để ngăn chặn, nhưng thực tế đã có nhiều giao dịch ngầm.

Theo Bộ trưởng, từ 10 năm trước, đất đai ở khu vực làm sân bay Long Thành cũng xảy ra tình trạng tương tự mà dù chính quyền có dừng chứng nhận các giao dịch thì việc mua bán vẫn diễn ra.

Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đất rừng, đất đặc dụng thành đất xây dựng gây nên hậu quả khó lường. Mặt khác, theo Bộ trưởng, nếu các giao dịch trái pháp luật thì khi đền bù, thu hồi đất cần phải áp dụng sao cho công bằng.

Bộ trưởng cũng nhận xét, việc tạm dừng giao dịch như cách một số địa phương vừa làm là không phù hợp với pháp luật hiện nay. Vì vậy, Quốc hội cần ban hành Nghị quyết đặc thù để quản lý đất đai tại các đặc khu thì hiệu quả hơn.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, cần quản lý chặt chẽ đất đai tại các khu vực này để tạo sự công bằng, làm sao để những người đầu cơ không được hưởng lợi từ những giao dịch đất đai bất hợp pháp.

“Các địa phương cần xem xét lại hồ sơ quản lý hiện trạng đất đai để có chính sách công bằng, kiên quyết xử lý để những người đầu cơ không được hưởng lợi từ những giao dịch đất đai vào thời điểm như vừa qua”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thế Vũ

Tin khác

Phấn đấu hết năm 2025 Hà Nội có khoảng 439.130 doanh nghiệp

Phấn đấu hết năm 2025 Hà Nội có khoảng 439.130 doanh nghiệp

(CLO) Phấn đấu đến hết năm 2025 trên địa bàn Thành phố có khoảng 439.130 doanh nghiệp, trong đó giai đoạn 2021-2025 số doanh nghiệp thành lập mới khoảng 152.677 doanh nghiệp; đến hết năm 2030 có khoảng 600.000 doanh nghiệp.

Tin tức
Ông Vũ Quốc Nghị được bổ nhiệm làm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Ông Vũ Quốc Nghị được bổ nhiệm làm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

(CLO) Ngày 19/4, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị công bố Quyết định bổ nhiệm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Văn dự và chủ trì hội nghị.

Tin tức
Lập Tổ công tác xây dựng Đề án đưa TP HCM trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực

Lập Tổ công tác xây dựng Đề án đưa TP HCM trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực

(CLO) Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi vừa ký Quyết định thành lập Tổ công tác xây dựng Đề án “Xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao".

Tin tức
Bệnh viện công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế

Bệnh viện công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng "chỉ khi nào công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp lại thì mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế".

Tin tức
Quận Hoàng Mai lựa chọn được nhà thầu các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng

Quận Hoàng Mai lựa chọn được nhà thầu các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng

(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã công bố kết quả lựa chọn nhà thầu 5 gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị của các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng.

Tin tức