Cần có cơ chế đặc thù để TP. Hồ Chí Minh không phải “xé rào”

Thứ hai, 20/11/2017 21:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 20/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển TP. Hồ Chí Minh.

Dự thảo Nghị quyết quy định cho TP. Hồ Chí Minh được thí điểm áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù về quản lý đất đai; quản lý đầu tư; quản lý tài chính- ngân sách; cơ chế ủy quyền giữa các cấp chính quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thành phố quản lý.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền của các vấn đề này thuộc Thủ tướng Chính phủ, nay phân quyền cho Thành phố thực hiện. Đối với một số nội dung pháp luật hiện hành chưa quy định, trình Quốc hội cho phép Thành phố nghiên cứu, xây dựng để báo cáo Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định cho thí điểm trên địa bàn Thành phố, đồng thời báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. 

Thời điểm chín muồi


Qua thảo luận, các đại biểu đồng tình với việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh. Việc tạo cơ chế đặc thù sẽ tạo điều kiện để Thành phố phát triển xứng đáng là đầu tàu kinh tế của cả nước, là đô thị đặc biệt có tầm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của cả nước và khu vực. Đây là trách nhiệm chung của cả nước đối với sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh và cũng là trách nhiệm của Thành phố với cả nước.

Các đại biểu đánh giá, nghị quyết đã thể hiện quyết tâm đột phá để phát triển TP. Hồ Chí Minh. Việc thí điểm chính sách thực hiện trong Nghị quyết này còn có ý nghĩa là cơ sở thực tiễn để Quốc hội tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về tài chính, ngân sách quốc gia trong thời gian tới.


Báo Công luận
 Đại biểu Nguyễn Thái Học phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN

Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) cho rằng đây là thời điểm chín muồi để Quốc hội ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh. Bởi lẽ đây là đô thị đặc biệt, có quy mô dân số và mật độ dân số lớn nhất, trung tâm kinh tế lớn nhất, thu nhập đầu người lớn nhất, là địa phương đóng góp ngân sách lớn nhất của cả nước, nhưng hơn 30 năm đổi mới thì cơ chế, chính sách phát triển cho thành phố chỉ tương tự như các địa phương khác. 

Với cơ chế, chính sách hiện tại không còn phù hợp, không tạo điều kiện cho thành phố phát huy tiềm năng, lợi thế, sự năng động, chủ động, sáng tạo. Đại biểu cho rằng, cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố phải là “đặc thù của đặc thù”.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) cho rằng, trao cho TP. Hồ Chí Minh những cơ chế đặc thù chính là giao nhiệm vụ. Với nghị quyết này, Thành phố sẽ không cần phải loay hoay “xé rào” mà có đủ căn cứ pháp lý để bứt phá, phát triển, tiên phong cho cả nước.

Theo đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh), việc thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh là rất cần thiết, trong đó, cần phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho HĐND Thành phố.

Thận trọng khi thí điểm tăng thuế

Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, đó là quy định thí điểm tăng mức thuế, thuế suất cao hơn so với quy định của các sắc thuế hiện hành. Cơ bản đồng tình với việc thí điểm này, nhưng nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc cho phép điều chỉnh tăng thuế suất của tất cả sắc thuế, đồng thời, cần nghiên cứu thận trọng việc điều chỉnh tăng mức thuế ở một số sắc thuế có tác động lớn đến sản xuất, kinh doanh và môi trường.

Báo Công luận
 Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai phát biểu

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (TP. Hà Nội) cho rằng, việc ban hành luật tài sản để thí điểm ở TP. Hồ Chí Minh cần hết sức cân nhắc. Theo đại biểu, đây là loại thuế có lịch sử lâu đời ở nhiều nước, chiếm phần quan trọng tổng thu từ thuế, ví dụ như Nhật Bản là 10%, Canada là 4%. Ở Việt Nam, thuế thu từ đất chỉ chiếm 0,03% GDP. Do đó, đại biểu kiến nghị cần có đạo luật áp dụng trên toàn quốc.

Nhấn mạnh nguyên tắc cơ bản trong quản lý thuế là công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cho rằng, nếu áp dụng ở TP. Hồ Chí Minh thì có sự khác biệt giữa người nộp thuế, ví dụ một người có nhà đất ở địa bàn khác thì không bị nộp thuế nhưng có nhà đất ở TP. Hồ Chí Minh thì phải thực hiện nghĩa vụ này. "Việc thí điểm cơ chế đặc thù cần sự khác biệt nhưng vấn đề nào tác động đến tâm lý, lợi ích người dân thì cần hết sức thận trọng”, đại biểu nêu quan điểm.

Nhất trí với quy định tăng thuế suất và thí điểm thu thuế tài sản sau đó tổng kết nhân rộng, đại biểu Dương Minh Tuấn (Bà Rịa- Vũng Tàu) cho rằng, không nên tăng tất cả các loại thuế, vì nếu tăng nhiều loại thuế sẽ là lợi thế trước mắt nhưng không mang lại tính hiệu quả lâu dài. Đối với thu thuế tài sản, đại biểu đề nghị, không chỉ thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh mà đề nghị Chính phủ quy định đề xuất thí điểm tại Hà Nội.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) cũng cho rằng, để đảm bảo ổn định, không gây ra những xáo trộn lớn, việc thí điểm tăng một số chính sách thuế, cần có sự cân nhắc, đánh giá tác động khi tăng chính sách thuế, tăng ở mức độ nào; vì nếu tăng tràn lan thì sẽ giảm khả năng cạnh tranh, khuyến khích đầu tư vào Thành phố, nhất là chủ trương khởi nghiệp.


Báo Công luận
 Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình, làm rõ những vấn đề đại biểu Quốc hội đặt ra

Giải trình, làm rõ những vấn đề đại biểu Quốc hội đặt ra, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, đa số đại biểu Quốc hội nhất trí cần có cơ chế, chính sách tài chính cho TP. Hồ Chí Minh, tuy nhiên còn băn khoăn về chính sách thuế, điều chỉnh thuế suất hiện hành. Theo Bộ trưởng, các băn khoăn này là xác đáng, và khi đề xuất, Thành phố và Chính phủ đã lường trước những vấn đề có thể nảy sinh. Mặt khác, trong dự thảo Nghị quyết đã quy định các nguyên tắc để không ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạn chế tối đa việc ảnh hưởng tới lưu thông hàng hóa cả nước.

Bộ trưởng nhấn mạnh, việc ban hành Nghị quyết không có nghĩa Thành phố thực hiện tăng thuế ngay mà phải xây dựng Đề án cụ thể, như tăng ở thuế suất nào, mức nào, đối tượng chịu thuế là ai... Đặc biệt, có đánh giá tác động đầy đủ đến môi trường kinh doanh, đời sống người dân, các tác động xã hội khác để báo cáo HĐND Thành phố và Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Quốc hội xem xét.

Chiều nay (20/11), Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng với 88,8% đại biểu tán thành. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đo đạc và bản đồ.

PV


Tin khác

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Hưng Yên

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Hưng Yên

(CLO) Ngày 29/3, Cục Thuế tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Tổng cục Thuế về công tác cán bộ. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Phi Vân Tuấn dự hội nghị.

Tin tức
Ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách điều hành Sở Y tế Hà Nội

Ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách điều hành Sở Y tế Hà Nội

(CLO) Chiều 29/3, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ công bố quyết định điều động công chức và giao phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội.

Tin tức
Hà Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Nhật Bản về công nghiệp cơ khí, thiết bị điện tử, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Hà Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Nhật Bản về công nghiệp cơ khí, thiết bị điện tử, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(CLO) Bí thư Tỉnh ủy Lê Thị Thủy mong muốn nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản đến tìm hiểu môi trường và đầu tư tại Hà Nam trên các lĩnh vực như: công nghiệp cơ khí, chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện và lắp ráp thiết bị điện tử, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, logistics…

Tin tức
Ông Hoàng Văn Sô giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình

Ông Hoàng Văn Sô giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình

(CLO) Ban Bí thư đã chuẩn y ông Hoàng Văn Sô, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020-2025.

Tin tức
Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

(CLO) Để triển khai tốt các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, về công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, quyết liệt, chia sẻ với nhân dân thì mới làm được công tác giải phóng mặt bằng.

Tin tức