Cân nhắc việc bắt buộc nhà mạng phải đặt máy chủ tại Việt Nam

Thứ năm, 23/11/2017 15:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 23/11, thảo luận về dự án Luật An ninh mạng, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bắt buộc nhà mạng phải đặt máy chủ tại Việt Nam sẽ khó khả thi và không phù hợp trong môi trường không gian mạng.

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật An ninh mạng sáng nay, đa số ý kiến các đại biểu bày tỏ đồng tình với sự cần thiết xây dựng và ban hành Luật; cho rằng tình hình hiện nay, an ninh mạng là vấn đề quan tâm của toàn cầu, có tác động mạnh mẽ, toàn diện đến các lĩnh vực của đời sống xã hội...

Báo Công luận
 Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) phát biểu

Một trong các vấn đề nóng nhất là khoản 4, điều 34 Dự thảo Luật An ninh mạng Việt Nam với quy định: "Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam, có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam...".

Theo nhiều đại biểu Quốc hội, việc bắt buộc phải đặt máy chủ tại Việt Nam sẽ khó khả thi và không thiết thực với đặc thù dịch vụ trên không gian mạng. Các dịch vụ xuyên biên giới của Google, Facebook, Viber, Skype, Yahoo, Twitter... có nguy cơ trở thành bất hợp pháp ở Việt Nam nếu như quy định này được đưa ra.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng quy định nhà cung cấp dịch vụ mạng phải đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trái với cam kết Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam (EVFTA).

Đại biểu phân tích: Vì trong cam kết của WTO, dịch vụ viễn thông cung cấp qua biên giới là không hạn chế tiếp cận thị trường, trừ một số trường hợp cụ thể, nhưng trong các trường hợp loại trừ đó không quy định phải có cơ quan đại diện trên lãnh thổ Việt Nam. Cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam cũng tương tự.

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cũng cho rằng, không thể quản lý cứng nhắc, bắt các công ty nước ngoài phải đặt máy chủ tại Việt Nam. “Cần xem xét kĩ trước khi ban hành vì điều này có thể ảnh hưởng đến hình ảnh Việt Nam trên thế giới", đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nói.

Đại biểu Lê Thu Hà (Lào Cai) cũng đề nghị: Cần cân nhắc kĩ việc yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài đặt máy chủ vì điều này không phù hợp cam kết quốc tế, các điều khoản thỏa thuận của Việt Nam với thế giới.

Một số đại biểu cho rằng, việc đặt máy chủ dữ liệu ở đâu không quan trọng bằng việc quản lý sử dụng dữ liệu đó ra sao. Trong trường hợp các nhà mạng tính toán kinh tế và lợi ích, từ chối đặt máy chủ tại Việt Nam thì chúng ta không có môi trường mạng thay thế, mà nếu có thì liệu có thay thế được không? Vì vậy, đặt máy chủ ở đâu không quan trọng mà quan trọng là quản lý thông tin mạng ra sao.

Báo Công luận
 Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giải trình về dự án Luật An ninh mạng

Giải trình cuối phiên thảo luận, thay mặt ban soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cảm ơn và ghi nhận ý kiến đóng góp sâu sắc của các đại biểu Quốc hội về sự cần thiết ban hành luật, về bố cục, khái niệm, phạm vi của dự án luật; tính thống nhất, tương thích của dự án luật với hệ thống pháp luật Việt Nam và của quốc tế; tính khả thi khi thực hiện luật… Trên cơ sở đó, Ban soạn thảo sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan hữu quan, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật để trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 tới.

PV

Tin khác

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

(CLO) Để triển khai tốt các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, về công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, quyết liệt, chia sẻ với nhân dân thì mới làm được công tác giải phóng mặt bằng.

Tin tức
Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

(CLO) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội với đa số đại biểu nhất trí tán thành đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023 - 2024.

Tin tức
Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

(CLO) Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, với 92,55% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.   

Tin tức
Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

(CLO) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Tin tức
Cần 'vừa làm, vừa hoàn thiện' các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

Cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

(CLO) Tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cùng với quá trình triển khai dự án, các bên liên quan cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp, xác định giá điện, giải pháp xây dựng lưới điện truyền tải...

Tin tức