Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình Quốc hội xem xét thông qua CPTPP

Thứ sáu, 02/11/2018 10:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 2/11, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày Tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.

Theo Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, việc tham gia và sớm phê chuẩn CPTPP thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với việc đổi mới, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trong Đông Nam Á cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thực sự nâng cao vị thế của nước ta trong khối ASEAN, trong khu vực và thế giới.

Báo Công luận
 Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình chính trị, an ninh thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường, tham gia CPTPP vừa giúp ta có điều kiện nâng cao nội lực để ứng phó, vừa giúp củng cố vị thế để thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa đi đôi với củng cố quốc phòng an ninh.

Hiệp định CPTPP về cơ bản giữ nguyên nội dung của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn thực thi 20 nhóm nghĩa vụ được coi là có mức độ cam kết cao để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên còn lại trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP. Về tổng thể, Hiệp định CPTPP vẫn được đánh giá là một FTA chất lượng cao và toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước đến nay.

Hiện nay đã có 6 nước hoàn thành pháp lý việc phê chuẩn (Mexico, Nhật Bản, Canada, Australia, Singapore và New Zealand), các nước còn lại đang tiến hành thủ tục nội bộ để phê chuẩn Hiệp định, một số nước cũng đang quan tâm để tham gia tiếp vào CPTPP.

Báo Công luận
 Hiệp định CPTPP tạo thuận lợi thương mại, đầu tư, thương mại dịch vụ xuyên biên giới... (Ảnh minh họa)

Chính phủ không có kiến nghị bảo lưu bất cứ nội dung nào của Hiệp định. Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát văn bản pháp luật để kiến nghị bổ sung kịp thời.

Trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, căn cứ quy định tại Khoản 14, điều 70 Hiến pháp nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Luật Điều ước quốc tế 2016, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định phê chuẩn Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị Chính phủ báo cáo, thuyết minh trước Quốc hội về những nội dung cụ thể và những vấn đề liên quan đến việc phê chuẩn CPTPP.

Theo đánh giá tác động của Hiệp định, về mặt kinh tế , thị trường của các nước tham gia CPTPP có quy mô lớn với GDP của cả khối chiếm 13,5% GDP toàn cầu, bao gồm Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới.

Vì vậy, việc tham gia CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu chính thức được Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện vào tháng 9 năm 2017, CPTPP có thể giúp GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng tương ứng là 1,32% và 4,04% đến năm 2035.

Tổng kim ngạch nhập khẩu cũng có thể tăng thêm 3,8% thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu nên tác động tổng thể đến cán cân thương mại là thuận lợi. Ngoài ra, việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp ta có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, từ đó giúp ta nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Thêm vào đó, tham gia CPTPP sẽ giúp ta có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng hình thành sau khi CPTPP có hiệu lực, là điều kiện quan trọng để nâng cao trình độ phát triển nền kinh tế, từ đó có thể tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn.

 

Ngày 31/10 vừa qua, Australia vừa trở thành quốc gia thứ 6 phê chuẩn CPTPP sau Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand.

Như vậy, theo thông báo từ chính phủ New Zealand - quốc gia đảm nhiệm các nhiệm vụ chính thức như tiếp nhận và phát đi các thông báo từ các quốc gia thành viên của CPTPP, hiệp định sẽ có hiệu lực từ cuối tháng 12 này.

Bản hiệp định đối tác thương mại CPTPP ban đầu có tên là TPP với 12 thành viên bao gồm Mỹ. Tuy nhiên đầu năm ngoái Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận này với mục tiêu ưu tiên bảo vệ việc làm cho người Mỹ.

11 quốc gia thành viên còn lại, với sự dẫn dắt của Nhật Bản, trong tháng 1 năm nay đã hoàn tất nội dung dự thảo hiệp định TPP sửa đổi với tên gọi mới là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

CPTPP sẽ cắt giảm thuế quan tại các nền kinh tế mà gộp chung lại với nhau sẽ chiếm hơn 13,5 % GDP toàn cầu, tổng cộng khoảng 10.000 tỷ USD. Nếu có Mỹ, tỷ lệ đó sẽ đạt 40%.

 


Đắc Nguyên

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là 'đột phá của đột phá'

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá"

(CLO) Với mục tiêu đào tạo từ 50.000-100.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm coi đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là đột phá của đột phá trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Tin tức
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(CLO) Chiều 24/4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tin tức
Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cán bộ không được làm ẩu, cố tình làm sai

Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cán bộ không được làm ẩu, cố tình làm sai

(CLO) “Cán bộ từ xã trở lên không được lợi dụng chính sách để làm không đúng. Không được làm ẩu, cố tình làm sai", Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Sóc Sơn trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.

Tin tức
Tỉnh Nam Định triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tỉnh Nam Định triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(CLO) Ngày 24/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Hội nghị bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý chủ chốt gắn với triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin tức
Hà Nội sắp ra mắt ứng dụng “Ha Noi-S”

Hà Nội sắp ra mắt ứng dụng “Ha Noi-S”

(CLO) Thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển và chuẩn bị ra mắt ứng dụng “Ha Noi-S” với nhiều tiện ích đưa người dân, doanh nghiệp tiếp cận với cơ quan hành chính nhà nước của thành phố theo một phương thức mới, thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân trên nền tảng số.

Tin tức