Củng cố mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam- Ấn Độ

Thứ năm, 01/03/2018 09:07 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chuyến thăm Ấn Độ lần này của Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho thấy Lãnh đạo Việt Nam rất coi trọng Ấn Độ và dành sự quan tâm sâu sắc tới việc thúc đẩy quan hệ Việt- Ấn.

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ Ram Nath Kovind, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Ấn Độ từ ngày 2 đến 4/3/2018.

Báo Công luận
 Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Thủ tướng Cộng hòa Ấn Độ Narendra Modi, tháng 9/2016. Ảnh: Báo Thế giới&Việt Nam

Đây là chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam sau 7 năm, kể từ khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Ấn Độ năm 2011. Đây cũng là chuyến thăm nhà nước cấp cao nhất của lãnh đạo Việt Nam tới Ấn Độ sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi năm 2016.

Chuyến thăm Ấn Độ lần này của Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho thấy Lãnh đạo Việt Nam rất coi trọng Ấn Độ và dành sự quan tâm sâu sắc tới việc thúc đẩy quan hệ Việt- Ấn. Chuyến thăm là dịp để lãnh đạo hai nước đánh giá những kết quả hợp tác trong thời gian qua, xác định phương hướng và biện pháp nhằm thúc đẩy Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện sâu sắc và thực chất hơn. Chuyến thăm cũng là dịp để hai bên tổng kết Năm hữu nghị 2017 và đưa quan hệ hai nước bước sang năm thứ 46 với một loạt hoạt động trong khuôn khổ "Những ngày văn hóa Việt Nam tại Ấn Độ". Do đó, chuyến thăm sẽ một cột mốc mới, rất quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Trong những năm qua, mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước Việt Nam- Ấn Độ phát triển rất mạnh mẽ, trên cả chiều rộng và chiều sâu. Sự tin cậy chính trị giữa hai nước ngày càng được củng cố thông qua việc trao đổi thường xuyên các chuyến thăm cấp cao.

Trong 5 năm qua, có 5 chuyến thăm quan trọng của các nhà lãnh đạo Việt Nam tới Ấn Độ, trong đó đáng chú ý là các chuyến thăm Ấn Độ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2014, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tháng 12/2016, chuyến thăm của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tháng 7/2017 và mới đây là chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Ấn Độ vào tháng 1/2018. Về phía Ấn Độ có 2 chuyến thăm quan trọng là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukharjee năm 2014 và chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Modi năm 2016.

Bên cạnh đó, các cơ chế hợp tác giữa hai nước cũng được nhóm họp đều đặn, nhất là Tham khảo Chính trị và Đối thoại Chiến lược giữa hai Bộ Ngoại giao, Đối thoại Chiến lược giữa hai Bộ Quốc phòng, góp phần thúc đẩy hợp tác nhiều mặt và phối hợp giữa hai nước trên các diễn đàn quốc tế cũng như hợp tác rất hiệu quả trong lĩnh vực quốc phòng- an ninh.

Đặc biệt, sau khi hai nước đã nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện, hai bên đã ký kết Chương trình Hành động nhằm triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện nhân dịp Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thăm Ấn Độ năm 2017.

Trả lời phỏng vấn của tờ "The Economic Times", Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, Ấn Độ tiếp tục là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch song phương tăng bình quân 16%/năm trong 10 năm qua. Nhiều tập đoàn lớn của Ấn Độ đã và đang đẩy mạnh đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Ấn Độ dành nhiều ưu tiên cho Việt Nam trong hợp tác phát triển và giáo dục- đào tạo; quan tâm thúc đẩy hợp tác khoa học- công nghệ, thông tin, truyền thông, năng lượng, dầu khí, nông nghiệp, du lịch. Bên cạnh đó, gắn kết văn hóa và giao lưu nhân dân giữa hai nước ngày càng chặt chẽ, sâu đậm.

Việt Nam mong muốn các nhà đầu tư Ấn Độ tăng cường đầu tư vào thị trường Việt Nam, đưa Ấn Độ trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, cũng như đưa kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD vào năm 2020. Năng lượng tái tạo, công nghiệp chế tạo, công nghệ thông tin, xây dựng kết cấu hạ tầng… là các lĩnh vực Ấn Độ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu. Hai nước cần tăng cường kết nối cả về song phương và khu vực, kết nối về hạ tầng như đường không, đường bộ, hàng hải và kết nối số, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Cùng với đó, hai bên cần thiết lập cơ chế đối thoại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với chính phủ, tạo diễn đàn để chia sẻ quan tâm, chiến lược và tầm nhìn về hợp tác phát triển. Doanh nghiệp hai nước cũng cần chủ động, quyết liệt trong việc thúc đẩy hợp tác.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, Việt Nam và Ấn Độ đã hợp tác chặt chẽ và ủng hộ nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là Liên Hợp Quốc. Việt Nam hoan nghênh những nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của Ấn Độ trong triển khai chính sách “Hành động hướng Đông”, tăng cường kết nối, hợp tác phát triển với ASEAN. Với vai trò nước điều phối quan hệ ASEAN- Ấn Độ trong giai đoạn 2015- 2018, Việt Nam tích cực hợp tác với Ấn Độ, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và các nước ASEAN.

Theo Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Jawaharlal Nehru đặt nền móng và các thế hệ lãnh đạo, nhân dân hai nước dày công vun đắp. Hai dân tộc luôn chia sẻ và ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ngày nay.

PV

Tin khác

Quận Hoàng Mai lựa chọn được nhà thầu các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng

Quận Hoàng Mai lựa chọn được nhà thầu các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng

(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã công bố kết quả lựa chọn nhà thầu 5 gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị của các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng.

Tin tức
Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức