ĐBQH thảo luận về dự án Luật Quy hoạch và dự án Luật Trồng trọt

Thứ tư, 23/05/2018 21:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 23/05, sau khi làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến Luật Quy hoạch và dự án Luật Trồng trọt.

Với sự điều hành của Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan, Tổ số 03 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam, Quảng Bình, Vĩnh Phúc và TP. Cần Thơ tích cực cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch và Dự án Luật Trồng trọt.

Đối với dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về quy hoạch tại Luật Hóa chất, Luật Điện lực, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, Luật An toàn thực phẩm, Luật Dược, Luật Công chứng, Luật Trẻ em, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 03 cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về sự cần thiết ban hành Luật để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật và góp phần đưa các quy định của Luật Quy hoạch đi vào thực tiễn.

Các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với dự án Luật này là phù hợp; tuy nhiên vẫn phải hết sức thận trọng khi rà soát các quy định trong dự thảo, đảm bảo các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến quy hoạch của các luật nêu trên đã bám sát nội dung của Luật Quy hoạch.

Đối với dự án Luật Trồng trọt, đại biểu Quốc hội Phùng Đức Tiến tỉnh Hà Nam cho rằng, trong dự án Luật cần quan tâm đến các vấn đề sau: vấn đề giống tuy có rất nhiều giống nhưng vấn đề quản lý giống phải cần được kiểm soát; quy trình khảo nghiệm giống cần chặt chẽ. Vấn đề nước là vấn đề được quy định trong luật thủy lợi và nước phải sạch, đảm bảo an toàn. 

Vấn đề phân vừa phải siết điều kiện sản xuất, vừa khảo nghiệm chứng minh và tính đến đầu ra của phân bón. Vấn đề thuốc bảo vệ thực vật phải quản lý tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ. Vấn đề chế biến cần phải làm rõ một số quy trình. Vấn đề thương mại hóa và an toàn thực phẩm cũng cần được quan tâm. Có thực hiện được các vấn đề trên thì mới đảm bảo được một chuỗi sản xuất đủ tiêu chuẩn và an toàn

Quan tâm đến vấn đề giống trong dự án Luật Trồng trọt, đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Thúy Lan nêu rõ, khâu quản lý giống, cung cấp và giới thiệu giống chưa được thực hiện tốt trong thời gian vừa qua. 

Nhiều giống trồng đến 3-4 năm mới cho thu hoạch nhưng sản phẩm sau khi thu hoạch lại không hiệu quả. Do đó, đại biểu đề nghị Luật cần quy định rõ cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền cung cấp giống chính thức để tránh tình trạng sản phẩm nông nghiệp không đạt giá trị cao khi thu hoạch.

Ngoài ra các đại biểu Quốc hội tại tổ 03 cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát, chỉnh sửa một số quy định trong dự thảo Luật cho phù hợp với thực tế để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật và khả thi khi Luật được ban hành.

Báo Công luận
Ảnh: Quochoi.vn 

Thảo luận về dự án Luật Trồng trọt, tại tổ số 04, các đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình, Sơn La, Tây Ninh, Đà Nẵng cơ bản tán thành với sự cần thiết xây dựng Luật Trồng trọt cũng như nhiều nội dung trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; cho rằng dự án Luật trồng trọt là bộ luật khung trong lĩnh vực trồng trọt và có vị trí quan trọng đối với nông nghiệp nước ta.

Các đại biểu đánh giá, về cơ bản các quy định trong Dự thảo Luật đã phù hợp với Hiến pháp, hệ thống pháp luật hiện hành và tương thích với pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Tuấn - tỉnh Ninh Bình và đại biểu Quốc hội Đinh Công Sỹ- tỉnh Sơn La cho rằng, các quy định trong dự thảo Luật mới chỉ thiên về các nội dung quản lý nhà nước, thủ tục cấp phép về trồng trọt mà chưa thật chú trọng đến việc tạo hành lang pháp lý tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư, tham gia phát triển trồng trọt. Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo rà soát và nghiên cứu thêm về nội dung này.

Nhận định dự án Luật trồng trọt là Luật chuyên ngành có nhiều thuật ngữ có thể sẽ gây khó khăn cho nông dân và cán bộ ở cơ sở. Do vậy, các đại biểu Quốc hội đề nghị dự thảo Luật cần giải thích cụ thể và chuẩn hóa các khái niệm khó, mang tính chuyên ngành; bổ sung giải thích một số khái niệm như “khảo nghiệm diện rộng”, “khảo nghiệm diện hẹp”; “giống cây trồng chính tồn tại phổ biến”, “cây đầu dòng”, “gốc ghép”, “phân bón giả”, “phân bón kém chất lượng”…

Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội trong Tổ cũng đề nghị, dự thảo Luật cần phải bổ sung thêm nguyên tắc về bảo đảm sưc khỏe cho người tiêu dùng; cụ thể hóa các chính sách nhà nước về trồng trọt vào trong các quy định của dự thảo Luật; nghiên cứu, bổ sung nội dung về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trồng trọt. Đặc biệt, bổ sung hành động trồng các cây trồng ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và có khả năng xâm hại môi trường vào các hành vi bị nghiêm cấm của dự thảo Luật.

Tổ 12 gồm đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: An Giang; Phú Yên; Quảng Trị; Lào Cai do đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang chủ trì phiên thảo luận. Đa số ý kiến các Đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến Luật Quy hoạch và Luật Trồng trọt. Đồng thời, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến về những nội dung mới được quy định trong hai dự án luật.

Đối với, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều các luật liên quan đến Luật quy hoạch, các đại biểu cho rằng, về cơ bản các nội dung sửa đổi, bổ sung đã bám sát nội dung của Luật Quy hoạch. 

Tuy nhiên, về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng có ý kiến góp ý, nội dung liên quan đến quy hoạch tại Luật Xây dựng khá nhiều từ Điều 13 đến Điều 48 nhưng dự thảo Luật chỉ đưa vào sửa đổi, bổ sung 21 điều, khoản. Do đó đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát kỹ lưỡng để đảm bảo sửa đổi đầy đủ, đồng bộ. 

Liên quan đến nội dung sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị, Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, kiến nghị, đối với 02 dự án Luật này nếu chưa rà soát kỹ lưỡng, chưa có sự thống nhất cao thì cần tiếp tục hoàn thiện, gộp vào cùng các luật còn lại tại phụ lục III Luật Quy hoạch, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.

Cũng tại phiên thảo luận, các đại biểu cho ý kiến về nhiều vấn đề trọng tâm của dự án Luật Trồng trọt như: tên gọi của luật; phạm vi, đối tượng điều chỉnh; quản lý giống cây trồng; quản lý phân bón; quản lý canh tác.

Góp ý về tên gọi của Luật, đại biểu Hồ Thanh Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang cho rằng, với phạm vi điều chỉnh như dự thảo Luật thì tên gọi Luật nên là Luật Canh tác nông nghiệp. 

Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung hoặc giải trình thêm một số vấn đề về bố cục lại chương, về giải thích từ ngữ, hành vi bị cấm;…/.

PV

Tin khác

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản

(CLO) Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ tiến hành kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác tuân thủ chính sách pháp luật về khoáng sản và môi trường, đảm bảo an toàn lao động. 

Tin tức
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo rà soát việc gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo rà soát việc gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng thời gian vừa qua để chủ động thực hiện biện pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả theo thẩm quyền và quy định pháp luật.

Tin tức
Chính phủ thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Chính phủ thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

(CLO) Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì sẽ tập trung đánh giá tình hình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số từ đầu năm tới nay và thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số, phát triển kinh tế số thời gian tới.

Tin tức
Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kinh tế báo chí rất khó khăn trong điều kiện quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển như hiện nay. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nên nghiên cứu chính sách để đưa vào dự án Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tin tức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

(CLO) Chiều 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32 sau 4,5 ngày làm việc.

Tin tức