Đoàn giám sát của UBTV Quốc hội làm việc với lãnh đạo TP Hà Nội

Thứ sáu, 03/08/2018 11:26 AM - 0 Trả lời

(CLO) Vừa qua, đoàn giám sát của UBTV Quốc hội do Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài (ODA) giai đoạn 2011-2016.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Doãn Toản cho biết, giai đoạn 2011-2016, UBND thành phố Hà Nội triển khai thực hiện 14 chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài với tổng số vốn gần 69.000 tỷ đồng, trong đó, giá trị vốn vay ODA đã ký hiệp định vay với các nhà tài trợ là gần 43.000 tỷ đồng.

Trong 43.000 tỷ đồng vốn vay ODA đã ký hiệp định vay, thành phố đã giải ngân gần 11.600 tỷ đồng (đạt 27%), tổng số vốn vay thuộc cơ chế vay lại là gần 18.000 tỷ đồng, thành phố đã ký hợp đồng vay lại gần 986 tỷ đồng.

Hầu hết các dự án sử dụng vốn vay ODA được đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội quan trọng, ít có khả năng sinh lời trực tiếp như hệ thống giao thông đô thị, môi trường, cấp nước, thoát nước… nhưng đã có đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội, góp phần quan trọng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Báo Công luận
Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát biểu tại buổi làm việc 

Bên cạnh những tác động tích cực, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Các dự án sử dụng vốn vay ODA thường bị chậm tiến độ, phát sinh chi phí do khối lượng giải phóng mặt bằng lớn, trải dài trên địa bàn dân cư phức tạp trong khi khung thể chế về quản lý và sử dụng vốn vay ODA dù có nhiều cải thiện nhưng vẫn chưa đồng bộ với các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và các nhà tài trợ.

Năm 2018 là năm bản lề thực hiện kế hoạch trung hạn 2016-2020, Hà Nội đề nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn trung hạn cho các dự án ODA để đáp ứng được nhu cầu giải ngân của các dự án.

Cũng tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, tất cả dự án đầu tư công, chương trình vay vốn ODA đều được Thành ủy, HĐND Thành phố xem xét thông qua. Trong giai đoạn 2016 - 2020, Thành phố dự kiến sẽ phát hành 8.000 tỷ đồng trái phiếu.

Tuy nhiên, qua quá trình điều hành trong hơn 2 năm qua, nhờ tiết kiệm được từ các nguồn chi thường xuyên giảm từ 58,8% xuống còn 52,4%, Thành phố đã xin Chính phủ điều tiết nguồn chi thường xuyên đó cho bổ sung nguồn đầu tư công nên không phải phát hành trái phiếu nữa. 

Chủ tịch UBND Thành phố khẳng định dù đã chủ động tiết kiệm chi, kêu gọi đầu tư, xã hội hóa các dự án trọng điểm nhưng Thủ đô vẫn rất cần nguồn vốn của Chính phủ để giải quyết các dự án lớn mà chỉ Chính phủ mới đủ tiềm lực như dự án làm sạch sông Tô Lịch, sông Nhuệ, hay các dự án đường sắt đô thị…

Ghi nhận những kết quả của thành phố Hà Nội trong quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị thành phố khẩn trương làm việc với các bộ ngành, cơ quan liên quan để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Trong việc sử dụng vốn vay ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải đề nghị Hà Nội tập trung làm tốt công tác GPMB, triển khai dự án một cách đồng bộ, đảm bảo hòa hợp với lợi ích của người dân.

Đoàn sẽ xem xét, tham mưu với UBTV Quốc hội các kiến nghị, đề xuất của thành phố để điều chỉnh, bổ sung những cơ chế, chính sách hợp lý, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả từng chương trình, dự án đầu tư; nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của nước ngoài trong thời gian tới.

P.V

Tin khác

Ông Hoàng Văn Sô giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình

Ông Hoàng Văn Sô giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình

(CLO) Ban Bí thư đã chuẩn y ông Hoàng Văn Sô, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020-2025.

Tin tức
Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

(CLO) Để triển khai tốt các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, về công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, quyết liệt, chia sẻ với nhân dân thì mới làm được công tác giải phóng mặt bằng.

Tin tức
Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

(CLO) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội với đa số đại biểu nhất trí tán thành đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023 - 2024.

Tin tức
Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

(CLO) Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, với 92,55% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.   

Tin tức
Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

(CLO) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Tin tức