HĐXX xét hỏi bị cáo Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng

Thứ ba, 09/01/2018 12:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng nay (9/1), phiên tòa xét xử 22 bị cáo về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) tiếp tục với phần xét hỏi.

Phiên xét xử bắt đầu với phần xét hỏi bị cáo Trịnh Xuân Thanh- nguyên Chủ tịch HĐQT PVC. Theo cáo buộc, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Thanh đã chỉ đạo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng số 33 trái quy định để PVC được nhận tạm ứng 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỉ đồng; chỉ đạo việc sử dụng hơn 1.115 tỉ đồng trong số tiền tạm ứng vào mục đích khác, không đưa vào dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số gần 120 tỉ đồng.

Báo Công luận
 Bị cáo Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: TTXVN

Bị can Trịnh Xuân Thanh đã đề ra chủ trương cùng bị can Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh, nguyên Phó Tổng giám đốc PVC và Lương Văn Hòa, nguyên Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng- Quảng Trạch thuộc PVC lập khống hồ sơ rút hơn 13 tỉ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng- Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân, trong đó Trịnh Xuân Thanh được chia 4 tỉ đồng. Bị can Thanh cũng phải chịu trách nhiệm cùng Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh, Bùi Mạnh Hiển trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỉ đồng.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Trịnh Xuân Thanh khai, khi PVC đang gặp khó khăn về tài chính do đầu tư vượt vốn điều lệ thì được PVN chỉ đạo nhận dự án Thái Bình 2. PVC rất mừng khi được làm tổng thầu dự án này vì có thể giải quyết được công ăn việc làm, tích thêm được kinh nghiệm và chắc chắn thực hiện dự án thì sẽ có lợi nhuận. Vì vậy, bản thân bị cáo thời gian đó đã đi liên hệ với nhà thầu nước ngoài, dù biết năng lực PVC chưa thể làm được. 

Theo lời khai của Trịnh Xuân Thanh, các công trình PVN giao cho các đơn vị đều có tiền, được thanh toán rất tốt, thậm chí được thanh toán trước, nên việc nhận thêm dự án là thuận lợi chứ không khó khăn. 

Sau khi ký hợp đồng 33 và nhận được tiền tạm ứng, toàn bộ phần chi tiêu tiền tạm ứng này thuộc thẩm quyền của Ban giám đốc. Kế toán trưởng báo cáo Ban giám đốc mà không cần báo cáo HĐQT. Sau này, vào tháng 9/2011, bị cáo Thanh mới phát hiện ra việc chi tiêu sai quy định từ nguồn tiền tạm ứng dự án Thái Bình 2. Lúc này, bị cáo có yêu cầu báo cáo Tập đoàn.

Bị cáo Thanh khai, việc PVC góp vốn vào các dự án khác từ nguồn tạm ứng dự án Thái Bình 2 là sai. Khi đó anh Phạm Tiến Đạt (nguyên kế toán trưởng của PVC) rất bức xúc, có lên báo cáo bị cáo. Anh Đạt gần như khóc. Bị cáo đã có chỉ thị rất nhiều văn bản, yêu cầu không được triển khai dùng tiền từ nguồn vốn tạm ứng dự án. PVC mất cân đối dòng tiền nhưng vẫn tiếp tục góp vốn vào các dự án khác bởi Tổng công ty mẹ lúc nào cũng vay được tiền.

Về lời khai này của Trịnh Xuân Thanh, bị cáo Phạm Tiến Đạt (nguyên kế toán trưởng của PVC) cho rằng, không có nguyên tắc nào mà ngân hàng lại cho vay để đi đầu tư góp vốn. Lúc đó không có cách nào khác là phải lấy tiền từ dự án Thái Bình 2 đem đi đầu tư.

Báo Công luận
 Bị cáo Đinh La Thăng trả lời Hội đồng xét xử. Ảnh: TTXVN

Để làm rõ hơn căn cứ chỉ định PVC làm tổng thầu, Hội đồng xét xử đã xét hỏi bị cáo Đinh La Thăng- nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN và là người có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đao PVPower ký Họp đồng EPC số 33 với PVC.

Ông Đinh La Thăng cho biết, việc chỉ định PVC là tổng thầu xuất phát từ chủ trương của Bộ Chính trị trong việc xây dựng PVN thành tập đoàn kinh tế mạnh, đạt doanh thu cao. Trong đó, PVC được chỉ đạo xây dựng trở thành đơn vị xây lắp dầu khí mạnh của PVN. Từ đó, bị cáo chỉ đạo cho PVC thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Vẫn theo lời khai của ông Đinh La Thăng, đây là dự án được Thủ tướng chỉ đạo phải khởi công sớm, thực hiện cấp bách. Trong bối cảnh đó, nếu triển khai phương án liên doanh tổng thầu sẽ mất rất nhiều thời gian. Trong khi đó, nếu thực hiện phương án tổng thầu là nhà thầu trong nước thì sẽ triển khai sớm được. Vì vậy, bị cáo đồng ý cho PVC là tổng thầu thay phương án tổng thầu nước ngoài như dự định ban đầu. Việc chuyển tổng thầu cho PVC là căn cứ vào năng lực cũng như tình hình thực tế của PVC khi PVN vừa bán cổ phần của PVC, thu về hơn 2.600 tỷ.

Ông Đinh La Thăng khai, Hội đồng thành viên làm việc qua các bộ máy giúp việc. Họ báo cáo PVC có đủ năng lực. Căn cứ vào báo cáo của chủ đầu tư, nên bị cáo đã đồng ý về mặt chủ trương để PVC thực hiện dự án... 


PV


Tin khác

Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm

Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm

(CLO) Sáng 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN – sự kiện quan trọng được tổ chức theo sáng kiến của Thủ tướng.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho loạt dự án hạ tầng giao thông tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho loạt dự án hạ tầng giao thông tại Bình Dương

(CLO) Văn phòng Chính phủ cho biết, cơ quan này vừa ban hành văn bản 175/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm tại tỉnh này.

Tin tức
Điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ

Điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ

(CLO) Chính phủ sẽ chỉ đạo điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ; kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Tin tức
Các địa phương cần ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non

Các địa phương cần ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non theo quy định để đảm bảo an toàn cho trẻ em và chất lượng giáo dục mầm non.

Tin tức
Thương mại song phương Việt Nam - Lào đạt hơn 476 triệu USD trong quý I năm 2024

Thương mại song phương Việt Nam - Lào đạt hơn 476 triệu USD trong quý I năm 2024

(CLO) Thương mại song phương Việt Nam - Lào trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ 2023. Việt Nam hiện có 245 dự án đầu tư tại Lào với tổng vốn đăng ký 5,5 tỷ USD, tiếp tục duy trì vị trí thứ 3 trong số các quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào.

Tin tức