Hôm nay, khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XIV

Thứ hai, 21/05/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm nay (21/5), Quốc hội Khóa XIV nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 5 tại Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp thứ 5 dự kiến bế mạc vào ngày 15/6/2018.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV diễn ra trong bối cảnh Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng vào việc củng cố, phát huy những kết quả, thành tích rất đáng trân trọng mà toàn Đảng, toàn dân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt được trong thời gian qua.

Theo chương trình, lúc 7h15 phút, các vị đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đúng 8h00, Quốc hội họp phiên trù bị để thảo luận, thông qua Chương trình kỳ họp.

9h00, Quốc hội họp phiên khai mạc.

Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV được Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh và truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước cùng theo dõi.

Báo Công luận
 Họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XIV

Như thông lệ kỳ họp giữa năm, Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật. Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến Quốc hội sẽ dành 60% tổng thời gian của kỳ họp cho công tác lập pháp- chức năng quan trọng của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Theo dự kiến chương trình, 17 dự án luật và dự thảo nghị quyết được Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp, trong đó thông qua 8 dự án luật và 1 nghị quyết. Nhiều dự án luật được đánh giá là khó như dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật An ninh mạng; Luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc... đã được ban soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý dựa trên ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội tại các kỳ họp trước, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các chuyên gia, nhà nghiên cứu... để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp này. Đây đều là những dự án luật quan trọng, tiếp tục cụ thể hóa các nghị quyết, kết luận của Đảng, đặc biệt là các nội dung đã được Hội nghị Trung ương 7 khóa XII quyết định.

Cùng với công tác lập pháp, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng khác như: Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016; Giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011- 2016; Xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát và việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2019...

Kỳ họp này dự kiến sẽ có 15 phiên họp, chiếm khoảng 40% thời lượng của kỳ họp được tổ chức phát thanh, truyền hình trực tiếp. Ngoài những nội dung được tường thuật trực tiếp theo quy định của Nội quy kỳ họp, dự kiến hai nội dung quan trọng là phiên họp giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011- 2016 và phiên thảo luận về dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) cũng sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi.

Đặc biệt, tại kỳ họp này, Quốc hội tiếp tục sẽ có những cải tiến, đổi mới về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Cụ thể, thời gian dành cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là 3 ngày; giám sát chuyên đề và các vấn đề quan trọng khác là 3,5 ngày; khai mạc, bế mạc là 1,5 ngày. Thời gian để mỗi đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi chất vấn là 01 phút và sau khi 3 đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi, người bị chất vấn phải trả lời ngay; thời gian dành cho mỗi lần trả lời là 3 phút. Việc cải tiến, đổi mới này được thực hiện trên cơ sở kết quả thí điểm tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp lần thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm mục đích tăng cường tính đối thoại, tranh luận trong hoạt động của Quốc hội.

PV

Tin khác

Cần 'vừa làm, vừa hoàn thiện' các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

Cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

(CLO) Tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cùng với quá trình triển khai dự án, các bên liên quan cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp, xác định giá điện, giải pháp xây dựng lưới điện truyền tải...

Tin tức
Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô lớn như các dự án về: Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển giao thông chiến lược, đường sắt đô thị, năng lượng tái tạo, truyền tải điện, nông nghiệp thông minh...

Tin tức
Đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cấp phép sản xuất cho doanh nghiệp

Đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cấp phép sản xuất cho doanh nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, tổng hợp đầy đủ các ý kiến, báo cáo Thủ tướng giải pháp với đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.

Tin tức
Xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

(CLO) Về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý cần phải xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với những nội dung vượt thẩm quyền của các Bộ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức
KEIDANREN và các doanh nghiệp cần tăng cường kết nối kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản

KEIDANREN và các doanh nghiệp cần tăng cường kết nối kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị, Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) và các doanh nghiệp tiếp tục tăng cường kết nối kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản, mở rộng các hoạt động hợp tác đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực ưu tiên.

Tin tức