Khai mạc Phiên họp thứ 25 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thứ tư, 11/07/2018 11:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 11/7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chủ trì Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội. Phiên họp sẽ diễn ra từ ngày 11 đến 13/7.

Báo Công luận

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc Phiên họp

 

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, tại phiên họp này, UBTV Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về 3 dự án luật gồm Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi). Ngoài ra, UBTV Quốc hội xem xét các nội dung liên quan đến phương án phân bổ số vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 còn lại; phương án phân bổ kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 Chương trình mục tiêu quốc gia Biển Đông - Hải đảo; việc sử dụng 15.000 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng của Kế hoạch trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 cho các dự án đường sắt quan trọng và các dự án đường bộ quan trọng, cấp bách; về việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 vốn ngoài nước; tiến hành tổng kết kỳ họp thứ 5 và chuẩn bị bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.

Cũng tại phiên họp này, UBTV Quốc hội cho ý kiến về việc xử lý số kinh phí Tổng cục Thuế đã tạm ứng để thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ năm 2012 trở về trước;  về dự thảo Nghị quyết của UBTV Quốc hội về Biểu thuế bảo vệ môi trường; về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với Thành phố Cần Thơ và việc thực hiện một số quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và Luật Bảo vệ môi trường liên quan đến báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư.

UBTV Quốc hội cũng sẽ tiến hành xem xét, quyết định việc thành lập thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng và thị trấn Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương; thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh; xem xét, quyết định thành lập Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu; xem xét, quyết định việc phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2018 - 2021 và bổ sung địa bàn kiêm nhiệm.

Sau phiên khai mạc, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, UBTV Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam.

Trình bày Báo cáo một số vấn đề xin ý kiến UBTV Quốc hội về dự thảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt cho biết, thảo luận về vị trí của Cảnh sát biển Việt Nam tại kỳ họp thứ 5 vừa qua, đa số ý kiến đề nghị quy định Cảnh sát biển Việt Nam thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; một số ý kiến đề nghị quy định Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; có ý kiến đề nghị không quy định Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân; có ý kiến đề nghị quy định Cảnh sát biển Việt Nam trực thuộc Chính phủ.

Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, hiện việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức; tình hình an ninh, trật tự trên biển diễn biển khó lường; tình hình tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tổ chức và tội phạm ma túy diễn biến phức tạp; các mối đe dọa an ninh truyền thống, phi truyền thống gia tăng; môi trường hoạt động trên biển khó khăn, khắc nghiệt, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam thường xuyên phải đối diện với nhiều rủi ro, thách thức, thậm chí có thể hy sinh. Nếu quy định Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng dân sự thì khó đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, nhất là việc tham gia giải quyết các tình huống quốc phòng, an ninh trên biển như trong thời gian vừa qua.

Báo Công luận
 Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Về đề nghị quy định Cảnh sát biển Việt Nam trực thuộc Chính phủ, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh thấy rằng, khoản 1 Điều 4 dự thảo Luật dự kiến tiếp thu quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng với tư cách thành viên Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam. Vì vậy, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị UBTV Quốc hội không quy định Cảnh sát biển Việt Nam trực thuộc Chính phủ.

Bên cạnh đó, Báo cáo cũng chỉ ra rằng, nếu quy định Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam thì không phù hợp với xu thế quốc tế trong việc sử dụng lực lượng thực thi pháp luật trên biển, thực hiện các biện pháp pháp luật, nhân đạo, hòa bình để quản lý, bảo vệ biển; sẽ gây hiểu nhầm Việt Nam sử dụng lực lượng quân sự giải quyết các vấn đề trên biển. Vì vậy, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị UBTV Quốc hội không quy định nội dung trên trong dự thảo Luật.

Ngoài ra, theo Báo cáo của Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, một số đại biểu Quốc hội đánh giá, Dự thảo Luật Chính phủ trình quy định “Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân” là không phù hợp với Hiến pháp 2013, không thống nhất với Luật Quốc phòng, dễ gây hiểu nhầm Cảnh sát biển Việt Nam tương đương Quân đội nhân dân, Công an nhân dân hoặc Dân quân tự vệ. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về nội dung này, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị UBTV Quốc hội cho thay từ “là” bằng từ “thuộc” và viết lại thành “Cảnh sát biển Việt Nam thuộc lực lượng vũ trang nhân dân” như dự thảo Luật dự kiến tiếp thu.

Báo cáo của Ủy ban Quốc phòng và An ninh cũng cho biết, trong phiên thảo luận lần đầu về Dự án Luật cảnh sát biển Việt Nam  tại kỳ họp thứ 5 vừa qua, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung quy định Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật và chiến lược quốc phòng, an ninh. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về nội dung này, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho bổ sung quy định “Cảnh sát biển Việt Nam tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật và chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trên biển”.

PV

Tin khác

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Hưng Yên

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Hưng Yên

(CLO) Ngày 29/3, Cục Thuế tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Tổng cục Thuế về công tác cán bộ. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Phi Vân Tuấn dự hội nghị.

Tin tức
Ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách điều hành Sở Y tế Hà Nội

Ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách điều hành Sở Y tế Hà Nội

(CLO) Chiều 29/3, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ công bố quyết định điều động công chức và giao phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội.

Tin tức
Hà Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Nhật Bản về công nghiệp cơ khí, thiết bị điện tử, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Hà Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Nhật Bản về công nghiệp cơ khí, thiết bị điện tử, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(CLO) Bí thư Tỉnh ủy Lê Thị Thủy mong muốn nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản đến tìm hiểu môi trường và đầu tư tại Hà Nam trên các lĩnh vực như: công nghiệp cơ khí, chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện và lắp ráp thiết bị điện tử, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, logistics…

Tin tức
Ông Hoàng Văn Sô giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình

Ông Hoàng Văn Sô giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình

(CLO) Ban Bí thư đã chuẩn y ông Hoàng Văn Sô, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020-2025.

Tin tức
Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

(CLO) Để triển khai tốt các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, về công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, quyết liệt, chia sẻ với nhân dân thì mới làm được công tác giải phóng mặt bằng.

Tin tức