Kỹ năng đối phó thảm họa- Vẫn là câu chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi"!

Thứ sáu, 23/03/2018 15:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vụ hỏa hoạn thương tâm diễn ra rạng sáng 23/3 tại chung cư Carina Plaza trên đường Võ Văn Kiệt, Quận 8, TP.HCM đã làm ít nhất 13 người chết và 27 người bị thương, tiếp tục là hồi chuông cảnh tỉnh đổi với công tác quản lý chung cư, an toàn PCCC… Tuy nhiên, việc rất nhiều người thương vong vì các lý do ngạt khói, dẫm đạp, nhảy khỏi tòa nhà hay "cố thủ" trong phòng… tiếp tục cho thấy một vấn nạn: Người dân chưa quan tâm, chưa được giáo dục, đào tạo về kỹ năng ứng phó với thảm họa.

Dân mình thiếu kỹ năng đối phó thảm họa

Edward Nguyễn, một người Úc gốc Việt làm việc tại một công ty an ninh (xin được không nêu tên) chuyên bảo vệ các yếu nhân, người nổi tiếng… đã khẳng định với người viết rằng, qua những gì anh quan sát, người Việt Nam rất thiếu kỹ năng sinh tồn, kỹ năng đối phó thảm họa

Báo Công luận
Một em nhỏ được đưa ra khỏi tòa nhà chung cư Carina Plaza. Ảnh: T.L

Anh nói rằng, ở các quốc gia phát triển, khi 4, 5 tuổi, trẻ em đã được dạy những kỹ năng sống cơ bản về những tình huống khó khăn, nguy hiểm do thiên nhiên hay con người gây ra để có đủ có khả năng đương đầu và vượt qua chúng, giảm thiểu tối đa thiệt hại. Như tại Hàn Quốc, Nhật Bản… học sinh tiểu học được dạy cách đối phó với các tai nạn cháy nổ, động đất, bão lũ… ngay tại Trung tâm điều hành tình trạng khẩn cấp. Vậy nên họ rất có kỹ năng, biết ứng biến, không hoang mang, sơ xuất khi đối mặt với các sự cố thiên tai, thảm họa.

Ở nước ta, dân mình còn thiếu nhiều kỹ năng sống bởi việc giảng dạy, thực hành những kỹ năng này cho thanh thiếu niên và người dân chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí bị bỏ ngỏ, không chỉ trẻ em, mà người lớn còn không biết, hoặc biết rất ít. “Thậm chí, hầu hết mọi người còn thiếu cả kỹ năng tối thiểu là hô hấp nhân tạo…” – Edward hốt hoảng.

Đèn pin, dây dù, băng vệ sinh… và dầu ăn cần cho sự sinh tồn

Theo Edward Nguyễn, trong gia đình, chủ nhà cũng cần trang bị tủ thuốc với bông băng, thuốc cảm cúm, đường ruột, dầu gió… để đề phòng mọi trường hợp rủi ro.

“Những thứ nói trên là các vật dụng cơ bản, ngoài ra, để phòng tránh thiên tai, hỏa hoạn, người dân cần đặt cạnh mình những thứ như: đèn pin nhỏ; dao đa năng (tích hợp kéo, cưa, dùi…); 10m dây dù… và cả dầu ăn, băng vệ sinh phụ nữ. Bạn đừng cười!”, Edward nghiêm túc.

Báo Công luận
Hàng chục người thương vong do ngạt khói, dẫm đạp và nhảy từ tầng cao xuống... Ảnh: T.L

Anh giải thích rằng: Khi có sự cố gió bão, hỏa hoạn, trời tối (đêm hoặc cúp điện), chiếc đèn pin sẽ rất có giá trị, giúp chủ nhân dễ dàng tìm đường đi, tìm người thân bị mắc kẹt. Đồng thời, chiếc đèn cũng là một tín hiệu cầu cứu để lực lượng cứu hộ, hay người dân hỗ trợ, giúp đỡ.

Dao đa năng thì còn có nhiều tác dụng chứ không chỉ dùng để cắt trái cây, khui nước ngọt. Theo Edward, khi có sự cố hỏa hoạn, bão lũ, chủ nhân có thể dùng dao phá cửa (gỗ, kính…) để thoát ra. Đặc biệt, nếu chủ nhân ở trên lầu, có thể nhanh chóng dùng dao cắt mùng (màn) làm đôi, mền (chắn) để buộc thành sợi dây chắc chắn (có thể dài tới 25m) để tụt xuống qua cửa sổ, ban công… thoát hiểm.

Báo Công luận
Chỉ khi lực lượng chức năng tới, người dân mới có thể đi thang dây xuống an toàn. 

Nói về sợi dây dù, anh cho biết nó là vật dụng “vô cùng quan trọng”. Dây dù dùng để buộc người vào gốc cây, cột nhà… khi lũ lụt, mưa bão để không bị ngã hay nước cuốn trôi. Ngoài ra, sợi dây này còn rất hiệu quả để thắt garo cầm máu khi bị thương.

Hai vật dụng mà Edward đưa ra khiến chúng tôi bất ngờ là băng vệ sinh và chai dầu ăn. Anh khẳng định: “Không có gì vô trùng và che vết thương hở, cầm máu tốt và vô trùng như vật dụng này – băng vệ sinh. Còn dầu ăn, ngoài việc để chiên xào, khi xoa dầu lên người, sẽ giúp bạn tránh mất nhiệt vì nước không thấm vào da được, không bị cảm lạnh.”

Hãy quan tâm, rèn luyện để bảo vệ bản thân, gia đình và mọi người!

Theo Edward Nguyễn, trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, người dân nên tránh làm việc, học tập, ăn uống dưới đèn chùm lớn trên trần nhà, đặt tủ, kệ (làm từ gỗ, kim loại…), phòng khi động đất, bão lũ, cháy nổ sẽ gây tai nạn. Khi đi du lịch, nên chọn khách sạn gần bệnh viện, trụ sở cảnh sát… Nếu đi nước ngoài, nên ở gần lãnh sự Việt Nam để có thể được hỗ trợ, giúp đỡ ngay khi gặp sự cố.

Báo Công luận
 Người dân đã phải nỗ lực để cứu giúp nhau lúc hoạn nạn.

Về an toàn cháy nổ khi ở chung cư, khách sạn, Edward Nguyễn tiết lộ: "Không nên chọn phòng khách sạn ở lầu quá cao, vì không phải ở đâu cũng có thang cứu hộ vươn tới được lầu 7, 8. Ở những lầu thấp, khi gặp hỏa hoạn, bạn có thể cắt chăn, ga, mùng (làm 3 miếng) ra làm dây và đu xuống…"

Trong cuộc gặp ngắn ngủi với người viết, Edward nói rằng anh muốn góp ý cho dân mình. Những việc làm trên không mất quá nhiều tâm sức, thời gian, mọi người chỉ cần để ý một chút, dần dà sẽ thành quen, tạo thành kỹ năng sống cho mình, cho gia đình và mọi người

“Chỉ cần chú ý, thực hiện hàng ngày, mọi người sẽ có được kỹ năng ứng phó, xử lý hiệu quả các tình huống không may xảy ra. Kỹ năng sống không mang tính chuyên môn, không phải bản năng, không phải cá tính. Nó là một thói quen được thực hiện nhiều lần, là những thứ mà con người có được nhờ học tập, rèn luyện, đúc rút từ kinh nghiệm thực tế... Chỉ có rèn luyện, thực hành thường xuyên, mỗi người mới có thể tự bảo vệ tính mạng bản thân, gia đình và những người xung quanh…”, Edward Nguyễn khẳng định.

Kiên Giang

Tin khác

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

(CLO) Để triển khai tốt các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, về công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, quyết liệt, chia sẻ với nhân dân thì mới làm được công tác giải phóng mặt bằng.

Tin tức
Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

(CLO) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội với đa số đại biểu nhất trí tán thành đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023 - 2024.

Tin tức
Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

(CLO) Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, với 92,55% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.   

Tin tức
Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

(CLO) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Tin tức
Cần 'vừa làm, vừa hoàn thiện' các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

Cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

(CLO) Tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cùng với quá trình triển khai dự án, các bên liên quan cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp, xác định giá điện, giải pháp xây dựng lưới điện truyền tải...

Tin tức