Mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập là cần thiết

Thứ tư, 13/06/2018 18:00 PM - 0 Trả lời

Thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), đa số các ý kiến đều đồng tình với việc mở rộng đối tượng có nghĩa vụ tài sản, thu nhập như dự thảo Luật.

Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành quy định đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản là cán bộ từ Phó phòng UBND cấp huyện và tương đương trở lên; một số cán bộ, công chức cấp xã, người làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân. Các đối tượng này có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập hàng năm. Trong khi đó, dự thảo Luật sửa đổi theo hướng, bên cạnh các đối tượng kê khai theo luật hiện hành, thì mở rộng đối với mọi cán bộ, công chức đều phải có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập lần đầu.

Báo Công luận
 Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre)

Đại biểu Lê Thị Thủy (Hải Dương); đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre)… cho rằng việc mở rộng đối tượng kê khai, tài sản thu nhập như dự thảo Luật là cần thiết. Đại biểu Lê Thị Thủy (Hải Dương) cho biết, qua tham khảo kinh nghiệm của các nước cho thấy, cần phải kiểm soát được tài sản, thu nhập trong toàn xã hội. Ở nước ta, đã có các quy định của pháp luật và đã thực hiện trong thực tiễn để từng bước kiểm soát tài sản trong toàn xã hội như: được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Do đó, dự thảo Luật mở rộng đối tượng kê khai là phù hợp với đòi hỏi thực tiễn và phù hợp với Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X, Kết luận số 21 của Bộ Chính trị Khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII là tiến tới tất cả các cán bộ, công chức, viên chức là Đảng viên thì đều phải kê khai tài sản.

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) cho rằng, việc mở rộng mọi cán bộ, công chức đều có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập lần đầu nhằm tạo cơ sở dữ liệu so sánh, đối chiếu với tài sản thu nhập tăng thêm khi được đề bạt, bổ nhiệm. Dự thảo Luật đã đưa ra các giải pháp khả thi, đảm bảo việc kiểm soát đối tượng kê khai bổ sung bằng cách tăng các ứng dụng công nghệ trong quản lý dữ liệu kê khai (Điều 30), tăng cường thanh toán qua thẻ, tài khoản (Điều 31). Hơn nữa, trong khi dự thảo luật mở rộng đối tượng phòng, chống tham nhũng ra ngoài khu vực nhà nước thì không có lý do gì lại thu hẹp phạm vi trong nhà nước, mà đối tượng này lẽ ra là đối tượng bắt buộc kê khai.

Tán thành với phương án chỉ kê khai lần đầu khi cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm, tuyển dụng và chỉ kê khai bổ sung khi được bầu, bổ nhiệm lại, được cử làm đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc khi có biến động tài sản, thu nhập đến mức phải kê khai bổ sung, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy cho rằng, phương án này là phù hợp thực tiễn, giảm áp lực của người phải kê khai và đơn vị kiểm soát việc kê khai.

Báo Công luận
 Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội)

Về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) dẫn ví dụ về một số trường hợp như có cô gái mới 19 tuổi hay những người giữ chức vụ là trưởng, phó phòng đã có biệt phủ xây trên khuôn viên hàng ngàn mét vuông. Vậy tài sản đó từ đâu mà có? đại biểu đặt vấn đề. Tuy nhiên, nhiều trường hợp được phản ánh về kê khai nhưng chúng ta không làm được gì bởi chúng ta không có luật điều chỉnh vì con thành niên không phải kê khai. Từ bất cập thực tế, đại biểu đề nghị khi có dư luận, báo chí vào cuộc về khối tài sản “khủng” nghi tham nhũng, thì có thể yêu cầu con thành niên cũng phải kê khai tài sản.

Nhấn mạnh, điều quan trọng trong phòng chống, tham nhũng là phải công khai, minh bạch, đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) chỉ ra thực tế, lâu nay, công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước chưa được thực hiện tốt. Đại biểu đưa ra ví dụ BOT là dự án liên quan đến người dân, nhưng hợp đồng lại có điều khoản bảo mật. Nếu ngay từ đầu người dân được tham gia thì đã không có khoảng cách trạm thu phí không hợp lý, không nảy sinh bức xúc của người dân.

Cũng theo đại biểu này, dự thảo luật đề cập đến hình thức công khai nhưng lại không quy định cụ thể công khai như thế nào. Nếu không quy định cụ thể thì rất dễ bị lách luật hoặc chỉ công khai ở phạm vi hẹp. Nếu quy định như vậy thì vai trò giám sát của người dân không được thực thi. Trên cơ sở đó, đại biểu đề nghị, ban soạn thảo cần cân nhắc tính toán, cần công khai minh bạch ở những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như: đầu tư công, giao đất cho thuê đất, thuế; đấu thầu khai thác và khai thác tài nguyên khoáng sản quốc gia; đấu giá tài sản công. "Đối với những vấn đề nội bộ ở cơ quan thì chỉ cần công khai ở nội bộ cơ quan, nhưng những vấn đề thủ tục liên quan đến người dân như các thủ tục thì phải công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin. Các dự án đầu tư cũng phải công khai, nếu người dân được tham gia ngay từ đầu thì cũng không xảy ra những dự án phải đắp chiếu", đại biểu Bùi Văn Phương nhấn mạnh.

Theo Đại biểu nhân dân

Tin khác

Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc UBND cấp tỉnh

Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc UBND cấp tỉnh

(CLO) Liên quan đến dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất, Bộ Tài chính đề xuất Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, có vốn điều lệ, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, không vì mục đích lợi nhuận, bảo toàn, phát triển vốn.

Tin tức
Thái Bình: Thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Thái Bình: Thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

(CLO) Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình Nguyễn Tiến Thành khẳng định, Thái Bình ổn định như hôm nay là do sự đoàn kết, thống nhất, thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là 'đột phá của đột phá'

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá"

(CLO) Với mục tiêu đào tạo từ 50.000-100.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm coi đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là đột phá của đột phá trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Tin tức
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(CLO) Chiều 24/4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tin tức
Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cán bộ không được làm ẩu, cố tình làm sai

Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cán bộ không được làm ẩu, cố tình làm sai

(CLO) “Cán bộ từ xã trở lên không được lợi dụng chính sách để làm không đúng. Không được làm ẩu, cố tình làm sai", Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Sóc Sơn trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.

Tin tức