Phiên họp nữ nghị sĩ APPF: Biến lời nói thành hành động vì bình đẳng giới

Thứ năm, 18/01/2018 18:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á- Thái Bình Dương (APPF-26), sáng 18/1, tại Hà Nội, Phiên họp Nữ nghị sĩ đã chính thức khai mạc.

Dự Phiên họp, về phía Việt Nam có: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Diễn đàn Nghị viện châu Á- Thái Bình Dương nhiệm kỳ 2017- 2018; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Trưởng Ban Tổ chức APPF-26; Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; các đồng chí  nguyên lãnh đạo Nhà nước, các nữ lãnh đạo của Việt Nam. Đại biểu quốc tế có: Tổng Thư ký Liên minh nghị viện thế giới (IPU) Martin Chungong, nguyên Chủ tịch IPU Saber Chowhury, đại diện nữ lãnh đạo các nghị viện khu vực châu Á- Thái Bình Dương, đại diện lãnh đạo Nghị viện Morocco. 

Báo Công luận
 Toàn cảnh phiên họp

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch APPF-26 Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, việc tạo ra một diễn đàn riêng để thảo luận các mối quan tâm của phụ nữ trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương có ý nghĩa quan trọng. Dù thành lập 25 năm nhưng đây là lần thứ 3 trong khuôn khổ APPF có diễn đàn dành cho các nữ nghị sĩ.

Với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới vì phát triển bền vững và thịnh vượng chung”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mong muốn các nữ nghị sĩ sẽ thảo luận về vai trò của Nghị viện trong việc hiện thực hóa các cam kết quốc tế cũng như thể chế hóa trong luật pháp quốc gia, đồng thời đưa Hội nghị Nữ nghị sĩ- một cơ chế chưa chính thức trở thành cơ chế định kỳ của APPF.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, đóng góp của Quốc hội Việt Nam cho sự nghiệp bình đẳng giới ở Việt Nam nói riêng và mục tiêu bình đẳng giới của Diễn đàn Nghị viện Châu Á- Thái Bình Dương nói chung.


Phát biểu đề dẫn phiên họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai cho biết, mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, song khi thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, thế giới vẫn phải đối mặt với tồn tại, thách thức.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, phân biệt đối xử trên cơ sở giới vẫn tồn tại trong xã hội và trong cả những quy định của pháp luật. Khoảng cách giới vẫn còn lớn trong cả lĩnh vực kinh tế, chính trị, lao động, thu nhập. Phụ nữ chỉ chiếm thiểu số trong mọi cấp hoạch định chính sách trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội. Kết quả việc thực hiện bình đẳng giới vẫn còn khoảng cách với quy định của pháp luật. Bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em là một vấn nạn thậm chí cả những nước đã có tiến bộ đáng ghi nhận trong lĩnh vực khác.

Nhấn mạnh đến tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, trong đó người nghèo, phụ nữ và trẻ em là những người dễ bị tổn thương nhất, bà Trương Thị Mai cho rằng, vấn đề bình đẳng giới không chỉ là quyền cơ bản của con người mà là nền tảng cần thiết để xây dựng thế giới hòa bình, thịnh vượng và bền vững.

Để thực hiện mục tiêu này một cách hiệu quả và phù hợp vì phát triển bền vững và thịnh vượng chung, Nghị viện cần phải giữ vai trò then chốt ở cấp quốc gia và quốc tế, trong đó các nữ nghị sĩ có vai trò rất quan trọng. Đó là thực hiện vai trò đại diện, trước hết là quyền của phụ nữ, bảo vệ quyền trẻ em. Thực hiện quyền lập pháp để góp phần có những thay đổi sâu rộng về pháp lý, bảo đảm quyền của phụ nữ ở mỗi quốc gia.

Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai nêu rõ, chủ đề của Hội nghị Nữ nghị sĩ là Thúc đẩy bình đẳng giới vì phát triển bền vững và thịnh vượng chung- điều này thể hiện quyết tâm biến lời nói thành hành động, vì bình đẳng giới trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Tại hội nghị này, các đại biểu sẽ chia sẻ kinh nghiệm, những thành tựu đạt được, những thách thức gặp phải trên con đường phát triển và những giải pháp đặt ra để giải quyết những thách thức đó trong khuôn khổ các nghị viện quốc gia và trong diễn đàn đa phương liên nghị viện như APPF, trong cơ chế nữ nghị sĩ. Đồng thời, chia sẻ, đề xuất các giải pháp để phải khuyến khích các nữ nghị sĩ APPF tham gia sâu hơn vào các quá trình ra quyết định, cùng hành động để thúc đẩy bình đẳng giới trong quốc gia, trong khu vực và vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng chung trong khu vực.

Thế Vũ


Tin khác

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Tin tức