Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Nợ nước ngoài tăng nhanh không phải vấn đề đáng quan ngại

Thứ năm, 25/10/2018 08:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tham gia thảo luận tại tổ về các báo cáo kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh cho biết, nợ nước ngoài của quốc gia tăng nhanh không phải vấn đề đáng ngại vì trong đó bao gồm cả các khoản nợ của DN tư nhân, không phải nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, nền kinh tế đang đi đúng hướng và khả năng hoàn thành Kế hoạch 5 năm sẽ rất khả quan. Nhìn lại 3 năm đầu của giai đoạn 2016-2020 có thể thấy rất nhiều khó khăn đã được vượt qua.

Phó Thủ tướng minh chứng: Đầu nhiệm kỳ, dư địa chính sách tài khóa và tiền tệ rất chật hẹp; nợ công 64,9% sát trần Quốc hội cho phép; nghĩa vụ trả nợ cuối năm 2015 lên tới 27,6% trong khi con số cảnh báo của các tổ chức quốc tế là 25% tổng thu NSNN; nợ xấu rất cao. Năm 2016, tăng trưởng nông nghiệp 6 tháng đầu năm âm do tác hại của đợt hạn hán, xâm nhập mặn chưa từng có từ trước đến nay. Sau đó là sự cố môi trường biển. Chưa kể, bối cảnh thế giới khó lường; căng thẳng thương mại rồi chủ nghĩa bảo hộ nổi lên khiến kinh tế thế giới suy giảm. Đặc biệt, việc FED tăng lãi suất liên tiếp, gây áp lực rất lớn lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá.

Báo Công luận
 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại phiên thảo luận tại tổ về báo cáo kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước. Ảnh: TL

Cũng trong 3 năm qua, Việt Nam phải gia tăng năng lực sản xuất mới mà nguồn lực lại rất hạn chế. Tín dụng trước đây có năm tăng tới 54% (2009), bình quân giai đoạn trước (2011-2015) là 36% thế nhưng những năm gần đây chỉ tăng 16-17%. Thời điểm tín dụng tăng 36% thì GDP chỉ tăng khoảng 6%.

Phó Thủ tướng nêu rõ, bên cạnh tạo ra năng lực sản xuất mới thì cũng phải cắt giảm, tái cơ cấu những năng lực sản xuất dư thừa, yếu kém, những dự án DN làm ăn thua lỗ, những tổ chức tín dụng không tốt. Có những việc, những lĩnh vực mà Chính phủ cũng như bộ, ngành, địa phương mất rất nhiều thời gian để xử lý hậu quả những tồn đọng này mà tích tụ không chỉ từ khóa trước mà đã qua nhiều nhiệm kỳ.

Cung cấp thêm thông tin về một số nội dung các đại biểu Quốc hội đặt ra đối với báo cáo của Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, về tăng trưởng và các chỉ tiêu đi kèm, năm nay, Chính phủ ước đạt tăng trưởng 6,7% - là mức cao so với chỉ tiêu của Quốc hội đặt ra.

“Trong năm, có những tháng tăng trưởng đạt tới 6,98% nên khả năng tăng trưởng hết năm sẽ có thể cao hơn mức 6,7%. Khi đó những chỉ tiêu đi kèm cũng sẽ cao hơn, ví dụ năng suất lao động 2018 đang tạm tính đạt 6% nếu tăng trưởng GDP 6,7% và sẽ cao hơn khi tăng trưởng cao hơn”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Phó Thủ tướng cho biết, những chỉ tiêu năm 2018 ước đạt đã vượt chỉ tiêu của Quốc hội giao nhưng vẫn chưa đạt so với những chỉ tiêu mà Nghị quyết của Chính phủ đưa ra. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý, đó là ước tính đến hết 9 tháng năm 2018, còn dự báo đến cuối năm thì các chỉ tiêu này khả năng cũng sẽ đạt, thậm chí có chỉ tiêu cao hơn, ví dụ như xuất khẩu nông sản, chỉ tiêu là 36-38 tỷ USD nhưng khả năng có thể đạt được trên 40 tỷ USD; hay nông nghiệp, dự báo tăng trưởng 3,05% nhưng 9 tháng đã đạt 3,65%…

Một câu hỏi nữa được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra là “Vì sao kinh tế đang phát triển thuận lợi mà Chính phủ chỉ dự tính tăng trưởng năm 2019 là 6,6-6,8% chứ không phải cao hơn?”. Phó Thủ tướng cho biết, đó là sự thận trọng của Chính phủ trong bối cảnh tình hình hiện nay. Các chuyên gia nhận định rằng những căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có những hệ lụy mà chúng ta chưa đánh giá hết được. Bên cạnh đó, lãi suất các nước đang tăng sẽ ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất và kinh tế vĩ mô của chúng ta rất lớn. Do đó, chỉ tiêu tăng trưởng cũng như các chỉ tiêu đi kèm như xuất nhập khẩu, cung cầu ngoại tệ… có ảnh hưởng tới những cân đối lớn của nền kinh tế đều phải được tính toán thận trọng.

Liên quan đến quản lý NSNN, báo cáo của Chính phủ dự đoán khả năng NSNN vượt 3% dự toán và có thể lên tới 5% nhưng đáng chú ý số thu từ 3 khu vực kinh tế đều thấp và khả năng không đạt dự toán, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ rất đồng tình với nhận định của Ủy ban Tài chính - ngân sách rằng lý do chính là do dự toán giao cho các địa phương quá cao, số thu từ các DN nắm hơn 50% cổ phần lại không tính vào khu vực DNNN hay thu từ dầu thô giảm nhiều trong tổng thu NSNN (từ 25% giai đoạn 2011-2015 còn 4-5% năm 2018)...

“Việc này sẽ được Chính phủ điều chỉnh trong dự toán NSNN năm 2019 cho sát thực tế hơn. Đồng thời, một mặt Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương cũng phải triển khai quyết liệt hơn việc chống chuyển giá, chống thất thu nhất là ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Về nợ công, có đại biểu Quốc hội cho rằng GDP tăng chỉ 6,7% nhưng nợ công lại tăng tới 8%, cao hơn cả mức tăng GDP, Phó Thủ tướng lý giải, điều này hoàn toàn chính xác nhưng là biểu hiện tích cực. Bởi, nếu tính từ năm 2015 trở về trước, GDP bình quân tăng chỉ 6% nhưng nợ công lại tăng tới 18,6%, tức là tốc độ tăng nợ công gấp 3 lần GDP, gây áp lực rất lớn cho nghĩa vụ trả nợ. Nhưng vài năm trở lại đây, Chính phủ đã cơ cấu lại, tuy nợ công vẫn tăng nhưng mức độ tăng chỉ khoảng 8% trong khi GDP là 6,7%, tức là đã tiến gần sát nhau.

Cũng về nợ, nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn nợ nước ngoài của quốc gia tăng nhanh. Điều này không đáng ngại bởi nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của Chính phủ và cả nợ nước ngoài của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Việc khoản nợ này vừa qua tăng nhanh có một phần nguyên nhân do 2 thương vụ lớn là mua cổ phần Sabeco và đầu tư dự án ô tô Vinfast.

“Khi bỏ ra 5 tỷ USD mua Sabeco, Tập đoàn Thai Beverage đã sử dụng pháp nhân của một công ty có đăng ký tại Việt Nam để vay nước ngoài một khoản lớn trong số 5 tỷ USD đó. Hay như Tập đoàn Vingroup để đầu tư vào dự án ô tô Vinfast, đã huy động hàng tỷ USD trên thị trường vốn quốc tế dẫn đến nợ nước ngoài của khối DN tư nhân tăng lên. Tuy nhiên, vấn đề này không đáng ngại. Đối với trường hợp mua Sabeco, số nợ vẫn tính vào của Tập đoàn mẹ ở nước ngoài, chỉ có chỉ tiêu là tính vào nợ nước ngoài của DN tại Việt Nam. Còn Vinfast, sau một vài năm, khi sản phẩm bán được, Vinfast có dòng tiền ra thì họ sẽ trả nợ rất nhanh kéo giảm tỷ lệ này xuống. Nghĩa vụ trả nợ các khoản của DN tư nhân này không phải của Nhà nước, của Chính phủ”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng cho biết, về rủi ro khi các khoản nợ của DN tư nhân có thể bị tác động bởi tỷ giá đồng USD tăng lên dẫn đến nghĩa vụ nợ quốc gia sẽ tăng lên, Chính phủ cũng đang kiểm soát rất chặt vấn đề này.

T.Toàn

Tin khác

Cần 'vừa làm, vừa hoàn thiện' các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

Cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

(CLO) Tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cùng với quá trình triển khai dự án, các bên liên quan cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp, xác định giá điện, giải pháp xây dựng lưới điện truyền tải...

Tin tức
Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô lớn như các dự án về: Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển giao thông chiến lược, đường sắt đô thị, năng lượng tái tạo, truyền tải điện, nông nghiệp thông minh...

Tin tức
Đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cấp phép sản xuất cho doanh nghiệp

Đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cấp phép sản xuất cho doanh nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, tổng hợp đầy đủ các ý kiến, báo cáo Thủ tướng giải pháp với đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.

Tin tức
Xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

(CLO) Về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý cần phải xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với những nội dung vượt thẩm quyền của các Bộ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức
KEIDANREN và các doanh nghiệp cần tăng cường kết nối kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản

KEIDANREN và các doanh nghiệp cần tăng cường kết nối kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị, Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) và các doanh nghiệp tiếp tục tăng cường kết nối kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản, mở rộng các hoạt động hợp tác đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực ưu tiên.

Tin tức