Quốc hội thảo luận về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi)

Thứ tư, 15/11/2017 13:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, sáng 15/11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi).

Theo Tờ trình của Chính phủ, sau hơn 12 năm thi hành, với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế- xã hội, xu hướng hội nhập quốc tế, cũng như những hạn chế, bất cập trong nội dung quy định, Luật Cạnh tranh năm 2004 cần phải được sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn. Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) có tổng số 9 chương, 121 điều.

Báo Công luận
 Quốc hội làm việc tại hội trường sáng 15/11, thảo luận về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Ảnh: TTXVN

Thảo luận tai hội trường, nhiều đại biểu cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Luật Cạnh tranh nhằm góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, tăng cường hiệu quả, hiệu lực và tính minh bạch trong thực thi pháp luật về cạnh tranh, phù hợp với các cam kết quốc tế, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 

Các đại biểu cho rằng, Luật Cạnh tranh (sửa đổi) phải đáp ứng được yêu cầu là tạo lập, duy trì và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp trên thị trường, từ đó tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, phân bổ hiệu quả các nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh tế; các quy định phải được xây dựng theo hướng bảo đảm bao quát được nhiều dạng thức kinh doanh ngày càng phức tạp trên thị trường.

Về phạm vi điều chỉnh, đa số ý kiến nhất trí với phạm vi điều chỉnh của dự án Luật, quy định phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với Luật Cạnh tranh hiện hành, theo đó, không chỉ giới hạn hành vi hạn chế cạnh tranh được xác lập, thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam mà còn điều chỉnh cả hành vi hạn chế cạnh tranh thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội cũng đề nghị làm rõ về tính khả thi của quy định này, nhất là trong trường hợp không có điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ khác. 

Đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) cho rằng, đây là một đạo luật khó, trong xây dựng cần có sự tổng kết kỹ về thực tiễn cũng như tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế, nhất là những vấn đề, quy định liên quan đến cạnh tranh ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Đại biểu Trần Đăng Ninh (Hòa Bình), đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam) đề nghị các quy định của Luật phải bảo đảm được sự thống nhất, loại trừ các xung đột, mâu thuẫn với các luật chuyên ngành liên quan đến vấn đề cạnh tranh và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cùng với đó, cần có các quy định cụ thể hơn nữa về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) đề nghị cần có định nghĩa hay giải thích tường tận, cụ thể khái niệm về “đối thủ cạnh tranh” vì khái niệm này được sử dụng nhiều trong dự luật nhưng chưa được định nghĩa và giải thích cụ thể. 

Về trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh, đại biểu cho rằng, để bảo đảm hiệu quả thực thi pháp luật về cạnh tranh phải xây dựng cơ quan cạnh tranh chuyên nghiệp, độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ, có đủ năng lực và thẩm quyền trong việc xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật. 

Đề cao tính độc lập, chuyên nghiệp của cơ quan cạnh tranh quốc gia, đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) và một số đại biểu nhấn mạnh, cơ quan cạnh tranh quốc gia phải có đủ thẩm quyền để thực thi pháp luật về cạnh tranh, thực hiện nhiệm vụ điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, tính minh bạch của các quy định về tố tụng cạnh tranh, bảo đảm quyền và lợi ích của các bên tham gia tố tụng cạnh tranh. Ngoài ra, các đại biểu cũng đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến những quy định cụ thể về tố tụng cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; chính sách của Nhà nước về cạnh tranh...

Báo Công luận
 Các Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Lâm nghiệp

Cũng trong sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Lâm nghiệp với  87,78% đại biểu Quốc hội tán thành. 

Luật Lâm nghiệp có 12 chương, 108 điều, quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản; nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp. Theo đó, rừng được quản lý bền vững về diện tích và chất lượng, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp. Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng...

Luật cũng quy định nguyên tắc quy hoạch lâm nghiệp phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia; quy hoạch sử dụng đất quốc gia; chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia; chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học. Bảo đảm quản lý rừng bền vững; khai thác, sử dụng rừng gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao giá trị kinh tế của rừng và các giá trị văn hóa, lịch sử; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao sinh kế của người dân. 

Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019.


PV


Tin khác

Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm

Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm

(CLO) Sáng 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN – sự kiện quan trọng được tổ chức theo sáng kiến của Thủ tướng.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho loạt dự án hạ tầng giao thông tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho loạt dự án hạ tầng giao thông tại Bình Dương

(CLO) Văn phòng Chính phủ cho biết, cơ quan này vừa ban hành văn bản 175/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm tại tỉnh này.

Tin tức
Điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ

Điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ

(CLO) Chính phủ sẽ chỉ đạo điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ; kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Tin tức
Các địa phương cần ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non

Các địa phương cần ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non theo quy định để đảm bảo an toàn cho trẻ em và chất lượng giáo dục mầm non.

Tin tức
Thương mại song phương Việt Nam - Lào đạt hơn 476 triệu USD trong quý I năm 2024

Thương mại song phương Việt Nam - Lào đạt hơn 476 triệu USD trong quý I năm 2024

(CLO) Thương mại song phương Việt Nam - Lào trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ 2023. Việt Nam hiện có 245 dự án đầu tư tại Lào với tổng vốn đăng ký 5,5 tỷ USD, tiếp tục duy trì vị trí thứ 3 trong số các quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào.

Tin tức