Quốc hội thông qua Nghị quyết kế hoạch phát triển KT- XH năm 2018

Thứ sáu, 10/11/2017 15:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, sáng nay 10/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2018 với tỷ lệ 84,93% tổng số đại biểu nhất trí tán thành.

Nghị quyết xác định mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế- xã hội năm 2018 là tiếp tục bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế. Cải thiện đời sống nhân dân, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế; ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu; giữ vững an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế…

Báo Công luận
 Phó Tổng Thư ký Quốc hội Lê Bộ Lĩnh trình bày dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2018

Nghị quyết đặt ra các chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2018, bao gồm: Về kinh tế, phấn đấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,5%- 6,7%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7%- 8%. Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33%- 34% GDP.

Về lĩnh vực xã hội, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm 1%- 1,3%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58%- 60%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo đạt 23%- 23,5%.

Đối với lĩnh vực Y tế, phấn đấu số giường bệnh trên một vạn dân đạt 26 giường (không tính giường trạm y tế xã); tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 85,2%.

Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 88%. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,6%...

Báo Công luận
 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch trình bày Tờ trình dự án Luật 


Cũng trong sáng nay, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi).

Trình bày Tờ trình dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch nêu rõ, sau hơn 10 năm thực hiện Luật Quốc phòng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, nhiều chủ trương, quan điểm mới của Đảng, quy định mới của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc chưa được thể chế và cụ thể hóa. Cụ thể là, Hiến pháp năm 2013 đã có một số quy định mới về tuyên bố, công bố, bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng; việc lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện nghĩa vụ quốc tế, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới; xây dựng Quân đội nhân dân và dân quân tự vệ; Hội đồng quốc phòng và an ninh; việc kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh... Luật Quốc phòng hiện hành chưa quy định hoặc quy định chưa đầy đủ các nội dung mới này. 

Một số nội dung của Luật Quốc phòng năm 2005 chưa thống nhất, đồng bộ với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan về quốc phòng. Nhiều nội dung về hoạt động quốc phòng còn đang được điều chỉnh ở văn bản quy phạm pháp luật tính pháp lý không cao hoặc chưa được điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa đầy đủ. Mặt khác, tình hình thế giới hiện nay cũng đang có nhiều thay đổi khó lường…

Để khắc phục những tồn tại, cũng như xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị để xây dựng phát triển đất nước thì việc sửa đổi Luật Quốc phòng là cần thiết.

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt cho biết, Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí sự cần thiết sửa đổi Luật Quốc phòng năm 2005 như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Về nguyên tắc hoạt động và sử dụng lực lượng vũ trang, khoản 2 Điều 25 quy định: trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh của Chủ tịch nước và quyết định của cấp có thẩm quyền; trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo pháp luật về tình trạng khẩn cấp về quốc phòng; trong thảm họa, thiên tai, dịch bệnh hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, phòng thủ dân sự... 

Báo cáo thẩm tra nêu rõ, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản đồng ý như dự thảo Luật nhưng đề nghị làm rõ về nguyên tắc sử dụng lực lượng vũ trang hoặc sửa lại tên điều này là “Nguyên tắc hoạt động và các trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang” cho phù hợp với nội hàm của điều Luật...


PV


Tin khác

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản

(CLO) Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ tiến hành kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác tuân thủ chính sách pháp luật về khoáng sản và môi trường, đảm bảo an toàn lao động. 

Tin tức
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo rà soát việc gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo rà soát việc gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng thời gian vừa qua để chủ động thực hiện biện pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả theo thẩm quyền và quy định pháp luật.

Tin tức
Chính phủ thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Chính phủ thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

(CLO) Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì sẽ tập trung đánh giá tình hình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số từ đầu năm tới nay và thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số, phát triển kinh tế số thời gian tới.

Tin tức
Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kinh tế báo chí rất khó khăn trong điều kiện quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển như hiện nay. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nên nghiên cứu chính sách để đưa vào dự án Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tin tức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

(CLO) Chiều 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32 sau 4,5 ngày làm việc.

Tin tức