Tham nhũng sẽ kìm hãm sự phát triển của TP.HCM nếu không kịp thời chấn chỉnh

Chủ nhật, 27/05/2018 23:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Qua kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng tại TP.HCM, bên cạnh những kết quả đạt được, còn có những hạn chế cần được chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.

Ngày 27/5, tại Thành ủy TP.HCM, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM để thông báo, lấy ý kiến trực tiếp về dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng chống tham nhũng tại TP.HCM năm 2017.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành uỷ tham dự cuộc làm việc.

Báo Công luận
 Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM

Phát biểu tại cuộc làm việc, đồng chí Trương Hòa Bình nhấn mạnh: TP.HCM là địa bàn chiến lược trọng yếu, có vị trí, vai trò đầu tàu về KT- XH đối với khu vực và cả nước, luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về cơ chế, chính sách đặc thù, góp phần tạo thuận lợi cho phát triển bền vững.

Thời gian qua, thành phố đã tập trung quán triệt và chấp hành nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức, lãnh đạo triển khai toàn diện các mặt công tác và đạt được những thành quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Kết cấu hạ tầng KT- XH được đầu tư xây dựng, ngày càng hình thành rõ nét đô thị văn minh, hiện đại. Thành uỷ TP.HCM đã quan tâm lãnh đạo, bảo đảm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần giữ vững ổn định tình hình chính trị, xã hội trên địa bàn.

Công tác phòng, chống tham nhũng đã được Thành uỷ TP.HCM tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất cao trong quá trình thực hiện, đã chú trọng công tác xây dựng, củng cố tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.

Công tác cải cách hành chính, cải cách tư pháp có chuyển biến tích cực. Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được triển khai thực hiện khá toàn diện, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị. Đồng thời, Thành ủy TP.HCM cũng có nhiều giải pháp để chấn chỉnh và củng cố các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên yếu kém, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với ngành, lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, qua kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng chống tham nhũng tại Thành ủy TP.HCM cho thấy còn có những hạn chế, nếu không được kịp thời chấn chỉnh, khắc phục sẽ kìm hãm sự phát triển của thành phố và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tham nhũng.

Cụ thể là, công tác tuyên truyền, quán triệt các văn bản quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng chưa được sâu rộng, chưa tạo được sự chuyển biến căn bản về nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức có chức vụ quyền hạn.

Công tác quản lý nhà đất công thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế, vẫn còn tình trạng chỉ định thầu, chỉ định bán tài sản và chuyển nhượng quyền sử dụng đất sai quy định gây thất thoát tài sản.

Bên cạnh đó, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tổ chức thực hiện thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành để bảo đảm sự thống nhất giữa quy hoạch chung và quy hoạch ngành.

Việc tự phát hiện tham nhũng của các cơ quan, đơn vị hiệu quả chưa cao. Việc theo dõi, giám sát xử lý sau thanh tra đối với một số vụ việc chưa được chặt chẽ.

Cải cách hành chính trên một số lĩnh vực còn hạn chế, chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2017 (Chỉ số SIPAS năm 2017) của TP.HCM đạt 71,19%, thấp hơn so với Chỉ số SIPAS chung của cả nước (80,90%)…

Trên cơ sở đó, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đề nghị Thành ủy TP.HCM tiếp thu ý kiến về các tồn tại, hạn chế đã chỉ ra. Trước mắt, tập trung chỉ đạo, lãnh đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng chấn chỉnh những yếu kém, xây dựng kế hoạch khắc phục cụ thể đối với từng lĩnh vực, vấn đề cụ thể.

Đồng thời tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy TP.HCM đối với công tác phòng chống tham nhũng, chỉ đạo rà soát, xây dựng các quy định phù hợp với Nghị quyết về thí điểm, cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển thành phố; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao sự hài lòng của người dân về dịch vụ hành chính công trên địa bàn thành phố, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

PV

Tin khác

Hà Nội uỷ quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT giải quyết 13 thủ tục hành chính

Hà Nội uỷ quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT giải quyết 13 thủ tục hành chính

(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa có quyết định ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND TP Hà Nội.

Tin tức
Tỉnh Hà Nam và Nam Ninh (Trung Quốc) xây dựng mối quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực

Tỉnh Hà Nam và Nam Ninh (Trung Quốc) xây dựng mối quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực

(CLO) Bí thư Thành ủy Nam Ninh mong muốn thời gian tới, thành phố Nam Ninh và tỉnh Hà Nam xây dựng mối quan hệ hợp tác song phương trong các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, logistics; giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá, du lịch

Tin tức
Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện"; cùng với đó, có các giải pháp từng khâu trong việc bảo đảm cung ứng điện, gồm: Nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện và giá điện; yêu cầu dứt khoát hoàn thành đường dây 500 kV mạch 3 trước 30/6.

Tin tức
Bộ Công Thương đề xuất 2 phương thức nhà máy điện gió, điện mặt trời bán trực tiếp cho khách hàng

Bộ Công Thương đề xuất 2 phương thức nhà máy điện gió, điện mặt trời bán trực tiếp cho khách hàng

(CLO) Bộ Công Thương đề xuất đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời (Đơn vị phát điện) sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn (các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ) thông qua đường dây riêng hoặc qua lưới điện quốc gia.

Tin tức