Thủ tướng: Đảm bảo người dân di cư có cuộc sống ổn định, không ai bị bỏ lại phía sau

Chủ nhật, 09/12/2018 20:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 9/12, hội nghị “Giải pháp ổn định dân di cư tự do và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại Tây Nguyên” đã diễn ra tại thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã tới dự, điều hành hội nghị.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, giai đoạn 2005 - 2017, trong tổng số khoảng 67.000 hộ dân di cư tự do trên địa bàn cả nước thì các tỉnh Tây nguyên chiếm tới gần 59.000 hộ. Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tình hình dân di cư tự do trong những năm gần đây đã giảm mạnh. Số hộ đã ổn định cuộc sống khoảng hơn 42.000 hộ, song đến nay vẫn còn 24.0000 hộ dân di cư tự do (tập trung chủ yếu tại các tỉnh Tây Nguyên hơn 22.000 hộ) chưa được bố trí, sắp xếp ổn định.

Việc bố trí sắp xếp ổn định dân di cư tự do đang gặp một số khó khăn như các địa phương xây dựng quy hoạch bố trí dân cư chưa phù hợp dẫn đến mới chỉ có 11/65 dự án được hoàn thành, 15 dự án chưa được triển khai, nhiều hộ đã có chỗ ở ổn định thì lại thiếu đất sản xuất.

Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, một trong những bất cập hiện nay trong ổn định dân di cư tự do, đó là nếu các hộ dân chưa được cấp đất ở, đất sản xuất thì chưa được nhập hộ khẩu. Nhưng nghịch lý ở chỗ là ở không ít nơi, nếu hộ dân chưa được nhập hộ khẩu thì với quy định hiện nay, các hộ dân chưa được cấp đất, dẫn đến khó khăn trong công tác ổn định dân di cư.

Báo Công luận
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP

Về tình hình quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại Tây nguyên, theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã có 122 công ty nông, lâm trường đã được rà soát, trong đó giữ lại 108 công ty, còn lại giải thể và bàn giao về địa phương 14 công ty. Song thực tế là các công ty nông, lâm trường sau khi rà soát vẫn còn giữ lại quỹ đất quá lớn với trên 935.000 ha đất, chủ yếu là đất lâm nghiệp, vượt quá tầm quản lý và sử dụng nguồn lực.

Trong khi đó, hiện Nhà nước mới chỉ thu tiền sử dụng đất đối với 24% diện tích đất nông, lâm trường, còn lại là giao không thu tiền sử dụng đất nên chưa gắn trách nhiệm đối với các đối tượng được giao quản lý, sử dụng đất. Nhiều đơn vị tự ý cho thuê, cho mượn hoặc khoán trắng cho người dân để thu địa tô.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng dân di cư tự do mang tính toàn cầu, tính lịch sử chứ không phải hiện tượng nhất thời. Tuy nhiên, vấn đề này dẫn tới nhiều hệ lụy như ảnh hướng lớn đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, dẫn tới tình trạng phá rừng, tranh chấp đất đai, một bộ phận con em không được học hành.

Phần lớn dân di cư tự do là dân tộc thiểu số, đều xuất thân từ các vùng do điều kiện khó khăn, vì kế sinh nhai, phải rời bỏ quê hương, tìm vùng đất mới để cuộc sống tốt hơn. Vì vậy, giải quyết vấn đề di dân tự do ở các địa phương trên địa bàn Tây Nguyên không chỉ cần đúng pháp luật mà còn phải hài hòa, linh hoạt, đồng bộ từ các cấp, các ngành. Mục đích cuối cùng là làm sao người dân di cư có cuộc sống ổn định và phát triển, con cái được học hành, người già được chăm sóc, chữa bệnh, không ai bị bỏ lại phía sau.

Theo Thủ tướng, nơi nào mà bà con đã đến rồi thì phải chủ động, tập trung nguồn lực, huy động sự vào cuộc cả hệ thống chính trị ở nơi dân đến, tạo mọi thuận lợi người dân có nơi cư trú hợp pháp, ổn định đời sống, sinh kế, có đất sản xuất, được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bảo đảm an ninh. Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai có nguồn gốc từ nông lâm trường ở Tây Nguyên, xử lý dứt điểm và không để tái diễn các vụ việc vi phạm, khiếu nại, tranh chấp, lấn chiếm.

Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2020 là giảm thiểu tình trạng dân di cư tự do; ưu tiên thực hiện bố trí, sắp xếp ổn định cho các hộ dân thực sự khó khăn. Hoàn thành dứt điểm 32 dự án bố trí ổn định dân di cư đang thực hiện. Bảo đảm mức sống của người dân di cư bằng mức trung bình của người dân địa phương. Phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn tình trạng dân di cư tự do; hoàn thành công tác bố trí, sắp xếp toàn bộ số hộ dân di cư tự do vào các điểm dân cư theo quy hoạch.

Yêu cầu hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc nông lâm trưởng ở Tây Nguyên, Thủ tướng cho rằng, đất rừng phải có chủ, không để tình trạng đất đai vô chủ, sổ sách không có, bìa đỏ bìa hồng không có, ranh giới đất đai không rõ ràng. Bên cạnh đó phải giải quyết tình hình thiếu đất sản xuất, kiểm soát tình hình di dân tự do; giảm thiểu và triệt tiêu tình hình tranh chấp, lấn chiếm đất đai; phá rừng lấy đất sản xuất.

Thủ tướng nêu rõ, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức; hoàn thiện cơ chế, chính sách, trong đó chính sách lạc hậu phải được bãi bỏ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi sát sao, hướng dẫn các địa phương để tháo gỡ kịp thời các khó khăn.

Thủ tướng đồng ý, trước mắt về nguyên tắc bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương trong 2 năm 2019 - 2020 cho các dự án sắp xếp, ổn định dân cư (khoảng 2,5 nghìn tỷ đồng). Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, hoàn thành các thủ tục để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.

Báo Công luận
 Quang cảnh hội nghị. Ảnh: VGP

Thủ tướng giao Bộ Tài chính và các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương cho địa phương để thực hiện Đề án tăng cường quản lý  đố́i với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

Về sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp, Thủ tướng nêu rõ, các địa phương chủ trì, phối hợp với các bộ khẩn trương sắp xếp, đổi mới và phát triển công ty nông, lâm nghiệp gắn với việc bảo đảm quốc phòng, an ninh, nhất là ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa phù hợp với chủ trương, định hướng tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Phải có chương trình thanh tra, kiểm tra vấn đề này để giải quyết dứt điểm các tranh chấp, khiếu nại đất đai giữa nông lâm trường với người dân.

Thủ tướng yêu cầu các đồng chí Bí thư, Chủ tịch các tỉnh trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện. Địa phương nào để xảy ra vi phạm quy định, khiếu nại, khiếu kiện thì Bí thư, Chủ tịch phải trực tiếp chỉ đạo, xử lý, đối thoại với dân, tạo đồng thuận, không để thành “điểm nóng”; đồng thời kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, không để vấn đề dân di cư tự do, đất đai nông lâm trường ảnh hưởng đến an ninh trật tự ở Tây Nguyên.

PV

Tin khác

Quảng Nam xác minh tài sản của 86 người có chức vụ, quyền hạn

Quảng Nam xác minh tài sản của 86 người có chức vụ, quyền hạn

(CLO) Qua bốc thăm lựa chọn ngẫu nhiên, Thanh tra tỉnh Quảng Nam chọn ra 86 người tại 12 cơ quan, đơn vị để xác minh tài sản, thu nhập.

Tin tức
Phấn đấu hết năm 2025 Hà Nội có khoảng 439.130 doanh nghiệp

Phấn đấu hết năm 2025 Hà Nội có khoảng 439.130 doanh nghiệp

(CLO) Phấn đấu đến hết năm 2025 trên địa bàn Thành phố có khoảng 439.130 doanh nghiệp, trong đó giai đoạn 2021-2025 số doanh nghiệp thành lập mới khoảng 152.677 doanh nghiệp; đến hết năm 2030 có khoảng 600.000 doanh nghiệp.

Tin tức
Ông Vũ Quốc Nghị được bổ nhiệm làm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Ông Vũ Quốc Nghị được bổ nhiệm làm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

(CLO) Ngày 19/4, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị công bố Quyết định bổ nhiệm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Văn dự và chủ trì hội nghị.

Tin tức
Lập Tổ công tác xây dựng Đề án đưa TP HCM trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực

Lập Tổ công tác xây dựng Đề án đưa TP HCM trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực

(CLO) Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi vừa ký Quyết định thành lập Tổ công tác xây dựng Đề án “Xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao".

Tin tức
Bệnh viện công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế

Bệnh viện công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng "chỉ khi nào công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp lại thì mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế".

Tin tức