Thủ tướng làm việc với Ban Kinh tế Trung ương về tình hình kinh tế vĩ mô

Thứ hai, 23/07/2018 19:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 23/7, tại Ban Kinh tế Trung ương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đồng chủ trì buổi làm việc về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018 và trao đổi một số chính sách, giải pháp lớn nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, một số đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.

Phát biểu mở đầu cuộc làm việc, Thủ tướng hoan nghênh Ban Kinh tế Trung ương chủ động thực hiện quy chế phối hợp công tác với Ban Cán sự Đảng Chính phủ thời gian qua, như việc hai bên phối hợp tổ chức “Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0” vào ngày 13/7/2018.

Báo Công luận
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP

Cho rằng thực hiện quy chế phối hợp này rất quan trọng, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung bàn về các vấn đề kinh tế vĩ mô, không chỉ về các giải pháp trọng tâm để hoàn thành toàn diện kế hoạch kinh tế- xã hội năm 2018 mà phải thảo luận thêm về những động lực tăng trưởng thời gian tới.

Theo Thủ tướng, thách thức còn rất lớn, nếu không có tầm nhìn, không chủ động các biện pháp, không đề phòng bất trắc thì việc thực hiện kế hoạch năm nay không hề đơn giản, mặc dù các tổ chức quốc tế như IMF, WB có các đánh giá tích cực về kinh tế Việt Nam.

Nêu rõ tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay tốt, tuy nhiên Thủ tướng nhấn mạnh, không được chủ quan trong chỉ đạo điều hành là yêu cầu đối với các cấp, các ngành khi mà có những rủi ro rất lớn từ kinh tế thị trường, từ tình hình thế giới hiện nay.

Thủ tướng gợi mở một số nội dung, đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá thực chất tình hình kinh tế vĩ mô, khẳng định các mặt tốt nhưng đồng thời phải nhìn nhận mặt tồn tại, bất cập, như giải ngân xây dựng cơ bản, ách tắc về thể chế... Bên cạnh đó, phân tích, đánh giá sâu hơn về tình hình quốc tế như việc Hoa Kỳ tăng lãi suất, áp hàng rào thuế quan với Trung Quốc, EU, biến động thị trường tài chính, tiền tệ thế giới… và dự báo khả năng diễn biến tiếp theo để có đối sách kịp thời, không để bị động bất ngờ.

Ngoài ra, Thủ tướng cho rằng cũng cần phân tích, chỉ rõ các tồn tại, hạn chế của nền kinh tế hiện nay và các biện pháp khắc phục, như nguyên nhân của sức ép lạm phát; vấn đề tỉ giá, lãi suất trước sự biến động thị trường; biến động của xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, cán cân thanh toán do tác động từ bên ngoài; những rủi ro có thể xảy ra đối với thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán, bất động sản...

Tại buổi làm việc, các thành viên trong Ban Cán sự đảng Chính phủ, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương và các đại biểu tham dự đã thảo luận, phân tích, đánh giá về một số vấn đề đáng quan tâm như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, rủi ro chu kỳ kinh tế 10 năm, tác động của căng thẳng thương mại Mỹ- Trung đối với Việt Nam, từ đó đưa ra một số chủ trương, giải pháp về bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững trong 6 tháng cuối năm và thời gian tiếp theo.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương cũng như các bộ, ngành; biểu dương những kết quả đạt được trong thời gian qua của Ban Kinh tế Trung ương, nhất là trong việc nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế- xã hội.

Thủ tướng nhấn mạnh, Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đã ký kết Quy chế Phối hợp công tác, nhất định hai cơ quan sẽ hợp tác chặt chẽ hơn, thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, nhất là nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đề xuất chính sách của Ban Kinh tế Trung ương và nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế của Chính phủ. Chính phủ sẽ thường xuyên lắng nghe, trao đổi những ý kiến, đề xuất từ Ban Kinh tế Trung ương trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về đổi mới và phát triển kinh tế cũng như lãnh đạo, điều hành nền kinh tế.

Ghi nhận những ý kiến phát biểu, nhất là những đánh giá, nhận định, kiến nghị, đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương tại buổi làm việc, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp thu, nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc để quyết tâm, chủ động triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương, giải pháp để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và đặc biệt là tìm ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững hơn từ nay đến cuối năm và giai đoạn tới.

PV

Tin khác

Hà Nội uỷ quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT giải quyết 13 thủ tục hành chính

Hà Nội uỷ quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT giải quyết 13 thủ tục hành chính

(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa có quyết định ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND TP Hà Nội.

Tin tức
Tỉnh Hà Nam và Nam Ninh (Trung Quốc) xây dựng mối quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực

Tỉnh Hà Nam và Nam Ninh (Trung Quốc) xây dựng mối quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực

(CLO) Bí thư Thành ủy Nam Ninh mong muốn thời gian tới, thành phố Nam Ninh và tỉnh Hà Nam xây dựng mối quan hệ hợp tác song phương trong các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, logistics; giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá, du lịch

Tin tức
Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện"; cùng với đó, có các giải pháp từng khâu trong việc bảo đảm cung ứng điện, gồm: Nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện và giá điện; yêu cầu dứt khoát hoàn thành đường dây 500 kV mạch 3 trước 30/6.

Tin tức
Bộ Công Thương đề xuất 2 phương thức nhà máy điện gió, điện mặt trời bán trực tiếp cho khách hàng

Bộ Công Thương đề xuất 2 phương thức nhà máy điện gió, điện mặt trời bán trực tiếp cho khách hàng

(CLO) Bộ Công Thương đề xuất đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời (Đơn vị phát điện) sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn (các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ) thông qua đường dây riêng hoặc qua lưới điện quốc gia.

Tin tức