Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo Quốc gia cơ cấu lại nền kinh tế

Thứ năm, 02/08/2018 14:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 2/8, tại trụ sở Chính phủ, diễn ra phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Quốc gia cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, giai đoạn 2016-2020, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo.

Báo Công luận
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp
Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 05 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (năm 2016), Nghị quyết 24 của Quốc hội (năm 2016) và Nghị quyết 27 của Chính phủ (năm 2017), trong việc tái cơ cấu những ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế và đặc biệt là đổi mới mô hình tăng trưởng, yếu tố quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế.  

Nhấn mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng là quá trình liên tục, phù hợp với xu hướng của thời đại trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, Thủ tướng cho rằng, Đảng, Nhà nước đã nhận thức sớm và đề ra chủ trương về vấn đề này. 

Thủ tướng cũng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo nêu lên những hạn chế, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp mới và tổ chức thực hiện trong việc tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Đánh giá việc thực hiện 120 nhiệm vụ cụ thể của Nghị quyết 27 của Chính phủ, từ đó đề xuất điều chỉnh hoặc bổ sung thể chế để thực hiện hiệu quả hơn.

"Tôi cho rằng chương trình hành động cũng như nhiệm vụ trong Nghị quyết rất rõ ràng, có điều chúng ta có làm hay không, hay chỉ làm theo thói quen. Ví dụ lĩnh vực nông nghiệp, một số địa phương làm rất tốt, tái cơ cấu rất rõ nét, thay đổi hẳn để nâng cao giá trị sản phẩm. Còn nhiều địa phương vẫn phong cách cũ, truyền thống cũ, sản phẩm cũ. Vì sao như thế? Vì nhận thức của cấp ủy chính quyền, người đứng đầu ở đó chưa nắm, hiểu và chưa tổ chức thực hiện", Thủ tướng nêu rõ.

Nhìn lại kết quả tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, tăng trưởng kinh tế đạt kết quả ấn tượng, quy mô nền kinh tế mở rộng, đạt trên 5 triệu tỷ đồng. Điều đó giúp trần nợ công từ trên 64%GDP giảm còn 61%GDP.

Bên cạnh đó, vĩ mô ổn định và lạm phát được kiểm soát. Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia, chỉ số đổi mới sáng tạo được nhiều tổ chức quốc tế tăng bậc xếp hạng. Mới đây nhất, Ngân hàng Thế giới xếp hạng chỉ số hiệu quả dịch vụ logistics (LPI) của Việt Nam năm 2018 đã tăng 25 bậc.

Tuy vậy, Thủ tướng cho rằng, tốc độ tăng trưởng hiện nay chưa như kỳ vọng, trong khi chúng ta cần quy mô nền kinh tế lớn hơn để giải quyết việc làm và thực hiện nhiều mục tiêu quan trọng khác. Do đó, Thủ tướng lưu ý các địa phương không thỏa mãn về kết quả tăng trưởng, thay vào đó phải đặt vấn đề tăng trưởng mạnh mẽ hơn, nhất là những ngành có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, du lịch… hiện còn chiếm tỷ trọng thấp trong tái cơ cấu và thành phần GDP hiện nay.

Từ những phân tích đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề: "Chúng ta đang tìm động lực mới trong tăng trưởng là gì của thời kỳ này và thời kỳ tiếp theo, nhất là năm 2019-2021, trong bối cảnh thế giới có xung đột, bảo hộ thương mại. Thứ hai là dư địa nào mà chúng ta cần phải làm? Người ta đang nói, nông nghiệp, công nghệ thông tin, du lịch là dư địa rất lớn. Còn dư địa nào lớn hơn nữa trong tăng trưởng?" 

Nhấn mạnh chính sách đối với phát triển là rất quan trọng, Thủ tướng nêu rõ, với vai trò là người lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế vĩ mô đất nước, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương phải căn cứ vào thực tế đất nước, đề xuất chính sách đột phá để thúc đẩy tăng trưởng.  

Thủ tướng cũng yêu cầu các thành viên Ban chỉ đạo đánh giá lại hiệu lực, hiệu quả triển khai chương trình hành động tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng. Nêu ví dụ nhiều tỉnh như Đồng Tháp, An Giang, Thái Bình, Hà Nam đã tái cơ cấu nông nghiệp khá thành công, mang lại hiệu quả cao, nhưng Thủ tướng cho rằng, nhiều tỉnh lại tái cơ cấu không thành công. Điều đó cho thấy năng lực chỉ đạo hành động của Ban Chỉ đạo và các cấp, các ngành và địa phương là rất quan trọng, cần đôn đốc kiểm tra quá trình này.  

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu cuộc họp cần đánh giá về cơ chế, giải pháp giám sát thực hiện chủ trương tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng. 

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, triển khai thực hiện 120 nhiệm vụ của Nghị quyết 27 của Chính phủ, hầu hết các nhiệm vụ được thực hiện đúng thời hạn và đạt kết quả ở mức độ khác nhau. Có 28,5% nhiệm vụ có kết quả rõ ràng; 57,5% số nhiệm vụ đang triển khai nhưng chưa có kết quả rõ ràng; 16,7% nhiệm vụ triển khai chậm hoặc chưa triển khai. 

Tuy vậy, một số bộ, ngành, địa phương chậm hoặc chưa ban hành chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 27, như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Kon Tum, Sóc Trăng, Long An và Ninh Thuận./.

PV

Tin khác

Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm

Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm

(CLO) Sáng 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN – sự kiện quan trọng được tổ chức theo sáng kiến của Thủ tướng.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho loạt dự án hạ tầng giao thông tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho loạt dự án hạ tầng giao thông tại Bình Dương

(CLO) Văn phòng Chính phủ cho biết, cơ quan này vừa ban hành văn bản 175/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm tại tỉnh này.

Tin tức
Điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ

Điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ

(CLO) Chính phủ sẽ chỉ đạo điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ; kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Tin tức
Các địa phương cần ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non

Các địa phương cần ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non theo quy định để đảm bảo an toàn cho trẻ em và chất lượng giáo dục mầm non.

Tin tức
Thương mại song phương Việt Nam - Lào đạt hơn 476 triệu USD trong quý I năm 2024

Thương mại song phương Việt Nam - Lào đạt hơn 476 triệu USD trong quý I năm 2024

(CLO) Thương mại song phương Việt Nam - Lào trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ 2023. Việt Nam hiện có 245 dự án đầu tư tại Lào với tổng vốn đăng ký 5,5 tỷ USD, tiếp tục duy trì vị trí thứ 3 trong số các quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào.

Tin tức