Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri quận Ba Đình và Tây Hồ, Hà Nội

Thứ tư, 29/11/2017 16:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 29/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội thuộc đơn vị bầu cử số 1 đã tiếp xúc cử tri quận Ba Đình và Tây Hồ sau Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri đánh giá cao thành công của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội tiếp tục có nhiều cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động; các ý kiến, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của người dân đã được truyền tải đầy đủ, trách nhiệm trên nghị trường Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội thể hiện sự tâm huyết, tinh thần làm việc nghiêm túc, thẳng thắn, không ngại va chạm, tranh luận làm rõ và đi đến cùng vấn đề đặt ra. 

Ấn tượng với các phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, cử tri cho rằng, các phiên họp này diễn ra trong không khí thẳng thắn, sôi nổi, xây dựng. Tổng cộng đã có 191 lượt đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi chất vấn và 37 lượt đại biểu Quốc hội tham gia tranh luận.

Báo Công luận
 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc cử tri

Phát biểu kết thúc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng trước các ý kiến cử tri tại buổi tiếp xúc đều đánh giá, ghi nhận những kết quả đạt được tại Kỳ họp thứ 4.

Tổng Bí thư đánh giá đây là một trong những kỳ họp thành công, để lại nhiều dấu ấn tốt. Kỳ họp tiếp tục có những đổi mới, cải tiến theo tinh thần thật sự dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm, chân thành, xây dựng. Thành công của kỳ họp thể hiện trên nhiều phương diện như xây dựng pháp luật, giám sát tối cao những vấn đề quan trọng của đất nước về kinh tế- xã hội.

Bên cạnh những ấn tượng tốt đẹp, Tổng Bí thư cũng đồng tình với những hạn chế mà các cử tri đã nêu và cho rằng Quốc hội cần tiếp tục cải tiến trong thời gian tới như phần phát biểu của đại biểu Quốc hội cần ngắn gọn, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề; thời gian cho toàn bộ Kỳ họp nên rút ngắn...

Trước nhiều kiến nghị của cử tri về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu đây là nội dung mà không kỳ tiếp xúc cử tri nào không đề cập đến và không kỳ họp Quốc hội nào lại không bàn.

"Đây là vấn đề nghiêm trọng, Trung ương đã có nhiều Nghị quyết, những gì đã làm đạt hiệu quả hơn, bài bản hơn nhưng so với yêu cầu còn nhiều việc phải làm và chúng ta vẫn chưa bằng lòng với những gì làm được. Đây là cuộc đấu tranh gian khổ, lâu dài, kiên trì, kiên quyết, không nóng vội và các bước đi phải bảo đảm chắc chắn, giữ được sự ổn định" - Tổng Bí thư khẳng định.

Báo Công luận
 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao đổi với các cử tri quận Ba Đình và Tây Hồ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng cho rằng, hiện nay yếu nhất vẫn là khâu điều tra để có những chứng cứ rõ ràng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà trì hoãn, kéo dài, để những vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực "chìm xuồng". Về việc thu hồi tài sản do tham nhũng mà có, Tổng Bí thư thừa nhận đang là khâu yếu. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật thì tội phạm biết cải tà quy chính, tình nguyện trả lại tài sản sẽ được giảm hình phạt.

Đề cập đến việc vừa qua trên nghị trường Kỳ họp thứ 4, một số đại biểu Quốc hội phản ánh về tình trạng “trên nóng- dưới lạnh” trong bộ máy công quyền cũng như công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư cho biết, thực tế hiện bên dưới đang nóng dần lên, "một số nơi đang làm và phải làm". "Chúng tôi nhiều lần nói không thể không làm. Muốn thế thì lòng dân phải thuận, tất cả đồng lòng, lò nóng lên thì tất cả phải vào cuộc", Tổng Bí thư nói.

Theo Tổng Bí thư, luật pháp là công cụ bảo đảm để làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng. "Không thể kêu gọi suông, giáo dục suông mà phải bằng luật pháp, phải nhốt quyền lực vào trong lồng pháp luật, phải có đòn roi để làm sao anh không dám làm, không muốn làm, và nếu nhúng tay vào rồi thì phải sửa", Tổng Bí thư chỉ rõ.

Chiều nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tiếp tục có cuộc tiếp xúc cử tri tại quận Hoàn Kiếm.

PV

Tin khác

Hà Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Nhật Bản về công nghiệp cơ khí, thiết bị điện tử, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Hà Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Nhật Bản về công nghiệp cơ khí, thiết bị điện tử, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(CLO) Bí thư Tỉnh ủy Lê Thị Thủy mong muốn nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản đến tìm hiểu môi trường và đầu tư tại Hà Nam trên các lĩnh vực như: công nghiệp cơ khí, chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện và lắp ráp thiết bị điện tử, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, logistics…

Tin tức
Ông Hoàng Văn Sô giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình

Ông Hoàng Văn Sô giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình

(CLO) Ban Bí thư đã chuẩn y ông Hoàng Văn Sô, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020-2025.

Tin tức
Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

(CLO) Để triển khai tốt các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, về công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, quyết liệt, chia sẻ với nhân dân thì mới làm được công tác giải phóng mặt bằng.

Tin tức
Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

(CLO) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội với đa số đại biểu nhất trí tán thành đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023 - 2024.

Tin tức
Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

(CLO) Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, với 92,55% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.   

Tin tức