UBTV Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam

Thứ ba, 10/04/2018 20:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 10/4, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 23 để chuẩn bị các nội dung phục vụ Kỳ họp thứ năm của Quốc hội sắp tới và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác.

Báo Công luận
 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 23

Sau phần khai mạc Phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Tại đây, đa số ý kiến phát biểu cơ bản nhất trí nâng Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam thành Luật Cảnh sát biển Việt Nam. 

Việc ban hành Luật sẽ tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động của lực lượng cảnh sát biển, đáp ứng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trong tình hình mới.

Cho ý kiến về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình đề nghị cần làm rõ cảnh sát biển có phải là lực lượng vũ trang hay không? Bởi Tờ trình nêu tránh vấn đề sử dụng vũ lực ở trên biển, nhưng Điều 4 của dự thảo Luật quy định cảnh sát biển là lực lượng vũ trang.

 Ngoài ra, cần làm rõ phạm vi hoạt động giữa cảnh sát biển và bộ đội biên phòng. Về cơ chế phối hợp, cần làm rõ sự phối hợp giữa các lực lượng trong thực thi nhiệm vụ giữa công an, dân quân tự vệ địa phương và cảnh sát biển.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị, Ban soạn thảo cần có quy định làm rõ vị trí pháp lý của lực lượng cảnh sát, làm rõ chức năng, nhiệm vụ và phạm vi của lực lượng cảnh sát biển, trong đó có việc chủ trì thực thi pháp luật trên biển. Những vấn đề này cần quy định cụ thể để tránh chồng chéo chức năng nhiệm vụ với các lực lượng khác.

Khẳng định việc xây dựng luật là cần thiết, song Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, dự thảo Luật vẫn chưa bảo đảm được tính cụ thể để khi Luật này được ban hành thì lực lượng cảnh sát biển và lực lượng chức năng khác thuận lợi trong việc bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, để các lực lượng này biết rằng, khi nào thì phối hợp, khi nào chịu trách nhiệm chủ trì. 

Hiện đã có nhiều quy định giao cho nhiều cá nhân tổ chức để thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, tuần tra trên biển. Do vậy, Luật này cần minh định, làm cơ sở cho các cơ quan, các lực lượng thực thi nhiệm vụ một cách rõ ràng, thuận lợi.

Báo Công luận
 Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ điều hành phiên thảo luận Dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Quốc hội

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh, dự án luật được nâng lên từ Pháp lệnh Cảnh sát biển nhưng có sự bổ sung đáng kể về nội dung. Pháp lệnh hiện hành có 30 điều, dự thảo luật có 49 điều.

 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với nội dung, phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu cần tiếp tục rà soát các quy định hiện hành, kể cả các văn bản dưới luật để bao quát, toàn diện, đầy đủ hơn.

Dự thảo luật này có nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến Hiến pháp, đến nhiều luật, văn bản khác trong lĩnh vực quốc phòng- an ninh, tổ chức bộ máy nhà nước, các quy định về xử phạt, xử lý hình sự, quy định về tố tụng và nhiều điều ước quốc tế (theo thống kê, rà soát có liên quan tới 22 văn bản luật, 16 điều ước quốc tế). Đây là một đặc thù của dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam, do đó, cần rà soát để bảo đảm tính chặt chẽ, thống nhất.

Về vị trí, chức năng của Cảnh sát biển Việt Nam, dự thảo luật xác định Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách, nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, chủ trì thực thi pháp luật trên biển; đồng thời bổ sung chức năng bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển… So với pháp lệnh hiện hành, vị trí, chức năng của Cảnh sát biển có sự bổ sung, thay đổi đáng kể.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh, trên cơ sở các ý kiến thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành để trình Dự án Luật ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ năm, đồng thời đề nghị Ủy ban Quốc phòng và An ninh phối hợp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan tiếp tục hoàn thiện dự án luật theo đúng quy trình.

Báo Công luận
 Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo kết quả giám sát. Ảnh: Quốc hội

Chiều 10/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo và thảo luận kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011- 2016”. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn Giám sát đã trình bày Báo cáo kết quả giám sát.

Thực hiện Nghị quyết số 35 của Quốc hội về Chương trình Giám sát của Quốc hội năm 2018, Nghị quyết số 45 của Quốc hội về thành lập Đoàn Giám sát về "việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2011- 2016" là chương trình giám sát sâu rộng, xuyên suốt trong một khoảng thời gian dài. Đoàn Giám sát đã làm việc với 9 Bộ, ngành và 8 địa phương, 12 tập đoàn một số tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước.

Kết quả giám sát cho thấy, việc hoàn thiện thể chế sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước nhìn chung đã kịp thời, đầy đủ hơn so với giai đoạn trước. 

Nội dung các văn bản pháp luật đã có được tính bao quát, phạm vi điều chỉnh rộng, chất lượng văn bản đã từng bước được nâng cao. Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện làm rõ cơ sở pháp lý căn cứ cho việc thành lập mô hình tổ chức và hoạt động giúp cơ quan đại diện, chủ sở hữu Nhà nước tăng cường quản lý, giám sát hiệu quả hoạt động và sử dụng vốn Nhà nước ở các doanh nghiệp.

P.V

Tin khác

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tư pháp hai nước Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Tin tức
Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

(CLO) Tỉnh Gia Lai vừa xử lý 18 đảng viên liên quan đến việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị do Công ty AIC cung cấp, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh – ông Phùng Ngọc Mỹ.

Tin tức
Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ văn hóa, khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Tin tức
Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao các bộ, ngành sớm rà soát các quy định pháp luật hiện hành về cơ chế, chính sách đặc thù để tham mưu, đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, nhằm phát triển toán học Việt Nam nói riêng, tạo ra đột phá đối với các lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung.

Tin tức
Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

(CLO) Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích và tạo thuận lợi cho các dự án hợp tác và đầu tư song phương, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, viễn thông và xây dựng.

Tin tức