UBTV Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi)

Thứ tư, 11/04/2018 20:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) vẫn giữ nguyên phương án từng bước mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản.

Sáng nay (11/4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi).

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, dự thảo Luật vẫn giữ nguyên phương án từng bước mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản.

Báo Công luận
 Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)

Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi, dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý về quy định đối tượng có nghĩa vụ kê khai. Theo đó, đối tượng có nghĩa vụ kê khai bao gồm: các Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; người ứng cử Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; cán bộ, công chức; một số chức danh trong quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc cử giữ chức danh quản lý trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Riêng đối với nhóm đối tượng là cán bộ, công chức khi lần đầu làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước, thì việc kê khai chỉ nhằm hình thành cơ sở dữ liệu chung phục vụ cho công tác quản lý cán bộ như đang triển khai trên thực tế hiện nay khi kê khai hồ sơ cán bộ, công chức và không thuộc diện kiểm soát tài sản, thu nhập.

Về thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập, Chính phủ đề xuất trong dự thảo Luật theo 2 phương án. Phương án 1 là giao Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai hưởng phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở lên công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương, người có nghĩa vụ kê khai thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Thanh tra bộ hoặc đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ tại cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương nơi không có cơ quan thanh tra kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại bộ, cơ quan ngang bộ hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

Phương án 2 là giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai hưởng phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở lên công tác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, chính quyền địa phương. TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội sẽ kiểm soát tài sản, thu nhập của những người có nghĩa vụ kê khai công tác tại ngành hoặc cơ quan, tổ chức này. Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Quốc hội sẽ kiểm soát tài sản, thu nhập của đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Báo Công luận
 Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo thẩm tra

Trình bày báo cáo thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, đa số ý kiến của Ủy ban tán thành với quy định của dự thảo Luật vì cho rằng, so với nhóm đối tượng được hưởng phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở lên hoặc dưới 0,9 nhưng làm việc ở một số vị trí công tác trong lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao cần phải kiểm soát chặt chẽ.

Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị thu hẹp đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập, tập trung vào những vị trí có nguy cơ tham nhũng cao. Việc mở rộng sẽ được thực hiện khi đã làm tốt công tác kiểm soát tài sản, thu nhập của nhóm đối tượng này và có đủ nguồn lực cho việc kiểm soát.

Cho ý kiến về vấn đề này, một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn băn khoăn về việc mở rộng đối tượng kê khai tài sản bởi khó khả thi. Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, với diện đối tượng hiện nay đã phải “vừa làm vừa dò” thì việc tăng thêm đối tượng là rất khó thực hiện.

Về việc dự thảo Luật bổ sung thêm 2 trường hợp phải xác minh tài sản là đối với người được lựa chọn ngẫu nhiên theo kế hoạch hàng năm và khi có biến động về tổng giá trị tài sản, thu nhập trong năm từ 300 triệu đồng trở lên, theo ông Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cần cân nhắc thêm. Đối với quy định phải tiến hành xác minh tài sản, thu nhập khi được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đồng tình với quan điểm cho rằng không nên quy định cứng, vì đã có quy định xác minh khi việc kê khai có vấn đề, khi có tố cáo và khi có yêu cầu của cơ quan tổ chức.

Báo Công luận
 Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến phát biểu

Còn theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến, khi phong tăng quân hàm cấp tướng cũng phải bắt buộc xác minh tài sản như bổ nhiệm, bầu cử.

Về xác minh tài sản, thu nhập để phục vụ cho phát hiện tham nhũng, ông Hà Ngọc Chiến bày tỏ sự băn khoăn về tính khả thi, vì hiện nay việc thực hiện hiệu quả chưa cao. Việc xác minh tài sản, thu nhập chỉ dựa trên bản kê khai của cá nhân, trong khi đó, với những vụ án thời gian qua thì tài sản tham nhũng “ẩn” trong những mối quan hệ khác như: Họ hàng bà con, bạn bè thân thích hoặc đối tác. Theo ông Hà Ngọc Chiến, nếu căn cứ vào bản kê khai thì khó phát hiện được tài sản bất minh, khó phát hiện được tham nhũng. Vì vậy, đề nghị cần thiết kế thêm các điều luật về biện pháp xác minh tài sản cho hiệu quả.

PV

Tin khác

Ninh Bình bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác dân vận năm 2024

Ninh Bình bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác dân vận năm 2024

(CLO) Công tác dân vận là công tác cơ bản và hết sức quan trọng của Đảng, là nhân tố quan trọng không ngừng củng cố và bồi đắp mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc. Trên cơ sở đó, cán bộ làm công tác dân vận tỉnh Ninh Bình cần bám sát chức năng, nhiệm vụ, nắm chắc tình hình dư luận xã hội để tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc tại cơ sở.

Tin tức
Bắc Ninh gặp mặt tọa đàm Chiến sĩ Điện Biên, Thanh niên xung phong, Dân công hỏa tuyến

Bắc Ninh gặp mặt tọa đàm Chiến sĩ Điện Biên, Thanh niên xung phong, Dân công hỏa tuyến

(CLO) Ngày 25/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị gặp mặt tọa đàm Chiến sĩ Điện Biên, Thanh niên xung phong, Dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tin tức
Ninh Bình gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

Ninh Bình gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình trang trọng tổ chức chương trình gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tin tức
Hiệp định Geneve thể hiện sáng ngời tâm thế, bản lĩnh và bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Hiệp định Geneve thể hiện sáng ngời tâm thế, bản lĩnh và bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nêu rõ: Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã thể hiện sáng ngời tâm thế, bản lĩnh và bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, khẳng định mạnh mẽ thông điệp về một nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, trọng công lý và lẽ phải; có ý chí quật cường bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; sẵn sàng hợp tác hữu nghị với mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Tin tức
Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc UBND cấp tỉnh

Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc UBND cấp tỉnh

(CLO) Liên quan đến dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất, Bộ Tài chính đề xuất Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, có vốn điều lệ, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, không vì mục đích lợi nhuận, bảo toàn, phát triển vốn.

Tin tức