Xét xử vụ góp vốn 800 tỷ vào Oceanbank: Các bị cáo khai về thỏa thuận góp vốn

Thứ ba, 20/03/2018 11:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 19/3, phiên tòa xét xử vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” liên quan đến việc góp vốn 800 tỷ đồng của PVN vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) diễn ra với phần thẩm vấn.

Theo cáo buộc, ông Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên PVN (giai đoạn 2008- 2011) quyết định việc góp vốn vào Oceanbank khi biết rõ năng lực yếu kém của ngân hàng này; ký ban hành nghị quyết thực hiện các lần góp vốn, bổ sung vốn khi chưa được sự đồng ý của Thủ tướng; không thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính để đảm bảo các điều kiện về góp vốn… Hậu quả, 800 tỷ đồng của PVN bị mất khi Oceanbank kinh doanh thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu và Ngân hàng Nhà nước phải mua lại bắt buộc với giá 0 đồng.

Báo Công luận
 Bị cáo Đinh La Thăng trả lời thẩm vấn tại phiên tòa. Ảnh: TTXVN

Trả lời thẩm vấn trước tòa, bị cáo Đinh La Thăng khẳng định việc có ký thỏa thuận với Hà Văn Thắm (khi đó là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đại Dương- OceanBank) về việc góp vốn. Cơ sở để ký thỏa thuận là có tờ trình của Ban Tổng Giám đốc và Ban Tài chính kế toán.

Về việc ký thỏa thuận có xin ý kiến của Hội đồng quản trị hay không, ông Thăng khẳng định là không thông qua Hội đồng quản trị bởi đây chỉ là biên bản làm việc thống nhất với đối tác, còn sau đó cần có sự thống nhất của Hội đồng quản trị và tất cả chủ trương kế hoạch đầu tư của PVN đều phải có sự thông qua của Hội đồng quản trị.

Chủ tọa hỏi: Về báo cáo hoạt động của Oceanbank của ông Nguyễn Ngọc Sự- Phó Tổng Giám đốc PVN cho thấy tình hình hoạt động của ngân hàng này là yếu kém, tính thanh khoản thấp. Bị cáo đọc văn bản này trước khi ký thỏa thuận đó, bị cáo có đưa ra bàn bạc giải quyết vấn đề với Hội đồng quản trị không?

Ông Thăng trả lời: “Báo cáo của ông Sự đã nói rất rõ về thực trạng của Ngân hàng Đại Dương, bị cáo cũng biết. Bởi vì ngân hàng này có quy mô vốn nhỏ, khả năng thanh khoản thấp nên mới có nhu cầu tăng vốn. Khi PVN góp vốn vào thì vốn điều lệ sẽ tăng lên, tính thanh khoản tăng lên thì hoạt động sẽ có hiệu quả”.

“Như vậy, bị cáo tự đánh giá mà không cần đưa ra bàn bạc hoặc xin ý kiến của Hội đồng quản trị”- chủ tọa hỏi. “Thưa Hội đồng xét xử là có bàn bạc. Anh Sự trực tiếp báo cáo, Hội đồng quản trị có cho ý kiến tại cuộc họp ngày 30/9/2008. Thỏa thuận ký trước vào ngày 18/9, nhưng thỏa thuận này không có giá trị về mặt pháp lý. Nếu Hội đồng quản trị không đồng ý thì hợp đồng này không có ý nghĩa gì cả”, bị cáo Thăng nói.

Theo ông Thăng, việc đầu tư ra ngoài công ty mẹ phải được sự đồng ý của Thủ tướng, bị cáo đọc rất rõ văn bản của Thủ tướng về việc này, đồng thời khẳng định bản thân tuân thủ các quy định của văn bản này. Và khi có sự đồng ý của Thủ tướng, PVN mới quyết định chuyển tiền góp vốn.

Tòa hỏi: Ông ký Nghị quyết 7289 đã được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ chưa?”, ông Thăng trả lời, sau khi Thủ tướng đồng ý từ tháng 10/2008, đến cuối tháng 12, PVN mới góp vốn đầu tư vào Oceanbank.

Theo tòa, trước đó, ngày 30/9/2008, ông Đinh La Thăng có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính xin ý kiến về việc góp vốn vào Oceanbank. Tại văn bản ngày 14/10/2008 Bộ Tài chính có ý kiến: để đảm bảo tính hiệu quả đề nghị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần báo cáo rõ tình hình hoạt động của Oceanbank, đặc biệt là danh mục cho vay, danh mục chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán cũng như việc trích lập các khoản dự phòng cho các hoạt động kinh doanh của Oceanbank, xác định giá trị thực cổ phiếu của Oceanbank để tránh rủi ro trước khi quyết định việc đầu tư. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chịu trách nhiệm về hiệu quả của hoạt động đầu tư này.

Tuy nhiên, theo ông Thăng, đây chỉ là văn bản mang tính “khuyến cáo” của Bộ Tài chính và PVN đã rà soát lại tình hình tài chính song không báo cáo do không được yêu cầu.

Trong phần xét hỏi đối với nhóm bị cáo nguyên là Thành viên Hội đồng thành viên của PVN, các bị cáo này đều nói khi ký không biết sai luật. Cụ thể, bị cáo Vũ Khánh Trường được xác định trực tiếp tham gia biểu quyết 2 lần (đợt 2 năm 2010 và đợt 3 năm 2011), trực tiếp ký Nghị quyết 4658/NQ-DK-VN góp vốn bổ sung giai đoạn 2 (300 tỷ đồng) và biểu quyết đồng ý để Hội đồng thành viên ban hành Nghị quyết 4266 góp vốn bổ sung 100 tỷ đồng giai đoạn 3, nâng tổng số vốn góp thành 800 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 20% vốn điều lệ mới của OceanBank (4.000 tỷ đồng) là trái với khoản 2, Điều 55, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. Tuy nhiên bị cáo Trường nói không biết quy định mới của Luật các tổ chức tín dụng, nếu biết đã dừng hành vi lại. Sau này khi được cơ quan điều tra giải thích, bị cáo mới biết.

Bị cáo Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm (cả hai nguyên là Thành viên Hội đồng thành viên của PVN) cũng nói, khi ký biểu quyết việc đồng ý góp vốn bổ sung lần 3 vào OceanBank không biết quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Đối với 3 bị cáo này, khi thẩm vấn chủ tọa phiên tòa đã dùng chung một câu hỏi: Theo quy định đã là Thành viên Hội đồng thành viên, có cần biết luật không? Cả 3 bị cáo đều không trả lời được thẳng vào câu hỏi mà giải thích lòng vòng.

PV

Tin khác

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2026). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Vương Đình Huệ dự chỉ đạo buổi Lễ.

Tin tức
Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Tin tức
Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

(CLO) Mới đây, Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

Tin tức
Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương báo cáo về phương án đầu tư, nâng cấp tuyến cao tốc phân kỳ; trong đó, có giải pháp cụ thể để đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe, các tuyến đường bộ cao tốc thiếu làn dừng khẩn cấp, thiếu trạm dừng nghỉ....

Tin tức
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

(CLO) Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận của Việt Nam trước những va chạm mới đây giữa tàu Trung Quốc và tàu tiếp tế của Philippines ở Bãi Cỏ Mây.

Tin tức