Từ ý chí của cử tri tới hoạt động nghị trường

Thứ tư, 02/01/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu) đã được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 5. Tuy nhiên, do còn nhiều ý kiến khác nhau nên Quốc hội quyết định chưa xem xét, thông qua dự án Luật này để có thêm thời gian tiếp thu ý kiến của cử tri; nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo luật. Điều này cho thấy, Quốc hội, Chính phủ đã thể hiện rõ trách nhiệm và sự cầu thị, lắng nghe các cử tri của mình.

1. Tại kỳ họp thứ 5, khi được đưa ra thảo luận tại diễn đàn Quốc hội, dự án Luật Đặc khu đã được sự quan tâm rất lớn của toàn xã hội cũng như các đại biểu Quốc hội. Có thể nói, hiếm có dự án luật nào mà quá trình ra đời lại truân chuyên như dự án Luật này.

Tại phiên thảo luận tại hội trường vào buổi sáng ngày 23/5/2018, đã có 25 ý kiến của đại biểu phát biểu về dự án Luật Đặc khu. Đa số các ý kiến đều tán thành sự cần thiết ban hành luật này để tạo cơ chế chính sách vượt trội đột phá, tạo tăng trưởng mới không chỉ có 3 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt mà còn cho 3 tỉnh và cả nước. Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng bày tỏ những băn khoăn, trăn trở; thậm chí thẳng thắn nêu lên quan điểm của người đại biểu nhân dân xung quanh vấn đề “gai góc” nhất, đó là quy định cho phép nhà đầu tư được giao đất 99 năm. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, dù là ý kiến đồng tình hay ý kiến còn băn khoăn, lo lắng thì tất cả đều xuất phát từ ý thức trách nhiệm rất cao với đất nước, trách nhiệm trước cử tri mà mình là người đại diện.

Những ý kiến đại biểu Quốc hội đồng tình với dự án Luật đều thấy rằng, ủng hộ dự án Luật chính là ủng hộ sự táo bạo “phá rào trong tư duy” để tiếp tục đổi mới đất nước; mong muốn đất nước có sự phát triển bứt phá.

Khát vọng cháy bỏng với mong muốn đất nước cất cánh, phát triển càng trở nên có ý nghĩa hơn khi các đại biểu nhận thức được rằng, dư địa cho phát triển đã dần cạn, nền kinh tế nước ta đang có dấu hiệu phát triển chậm lại; năng lực cạnh tranh thấp; việc khai thác các tiềm năng lợi thế tự nhiên và nguồn lực của đất nước đã dần tới hạn; môi trường đầu tư của Việt Nam đang mất dần tính hấp dẫn do cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ. Trong khi đó, nhiều quốc gia đã phát triển thành công nhiều mô hình “đặc khu kinh tế”, “đặc khu hành chính”... với cơ chế, chính sách mở, thông thoáng và ưu đãi hơn đang trở thành hiện thực sinh động.

Ở góc độ khác, cũng không khó để thấy rằng, những ý kiến băn khoăn, lo lắng với một vài quy định trong dự án Luật cũng xuất phát từ trách nhiệm rất cao với Tổ quốc, mong muốn đất nước phát triển bền vững; nhân dân được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

leftcenterrightdel
Báo Công luận
 

2. Ngay trong thời gian kỳ họp thứ 5 đang diễn ra, Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật Đặc khu. Việc đề nghị lùi thông qua Luật Đặc khu là để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện nhằm bảo đảm dự án Luật đáp ứng được các yêu cầu, nguyện vọng của đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân, xây dựng thành công 3 đặc khu, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia.

Đến kỳ họp thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục đề nghị Quốc hội cho phép chưa trình dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tại kỳ họp này mà sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định dự án Luật này vào thời điểm thích hợp.

Trước đó, giải trình với cử tri, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, hiện nay vẫn có nhiều nước trên thế giới đang tiếp tục xây dựng các đặc khu kinh tế để phát triển thí điểm thể chế. Như Trung Quốc thành lập đặc khu kinh tế Tiền Hải (2013), Hùng An (2017) và bổ sung chính sách đặc khu kinh tế Hải Nam (tháng 5/2018). Một số nước khác như Thái Lan, Myanmar, Nhật Bản... năm 2015 vẫn tiến hành thành lập các đặc khu kinh tế.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng khẳng định việc xây dựng các đặc khu tại Việt Nam là để thí điểm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thành lập các đặc khu tác động tích cực trên nhiều mặt, như tăng trưởng kinh tế cao hơn, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu ngân sách và thu nhập bình quân đầu người, thu hút đầu tư nước ngoài với công nghệ cao... nhằm đan xen lợi ích, góp phần bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, góp phần phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

leftcenterrightdel
Báo Công luận
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình trả lời phỏng vấn các cơ quan thông tấn, báo chí về dự án Luật Đặc khu sáng 23/5/2018. 
(ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)

3. Tuy nhiên, nói như Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khi điều hành nội dung thảo luận về dự án Luật Đặc khu cũng như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khi giải trình về dự án Luật, đây là một luật mới, luật khó mang tính thử nghiệm, đột phá khác với pháp luật hiện hành và chưa có tiền lệ ở Việt Nam, nên tính phức tạp và phạm vi ảnh hưởng rất lớn, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu hết sức thận trọng.

Và diễn biến tại các phiên thảo luận cũng như thực tế diễn ra - dù sau một thời gian chưa dài - đã đủ cho chúng ta nhìn nhận và kết luận rằng, hoàn toàn không có chuyện “đánh đổi cả chủ quyền”, “nguy cơ mất nước” như luận điệu của một số kẻ xấu cố tình xuyên tạc.

Trách nhiệm với chủ quyền, lợi ích của đất nước là một giá trị tinh thần cực kỳ quý báu của dân tộc mà chúng ta phải giữ gìn, phát huy và phát triển. Sự quan tâm, lo lắng của người dân về xây dựng các đặc khu là hoàn toàn chính đáng và rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, mỗi chúng ta cần tỉnh táo, trách nhiệm, thể hiện lòng yêu nước bằng những việc làm cụ thể, qua đó thiết thực đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước cường thịnh.

4. Phát biểu rất tâm huyết của đại biểu Phạm Trọng Nhân khi thảo luận về dự án Luật Đặc khu đã nói lên được suy nghĩ của đa số đại biểu Quốc hội và hàng triệu cử tri, khi ông cho rằng các đại biểu Quốc hội phải xem đây là một trách nhiệm vô cùng nặng nề, gánh vác một niềm tin lớn lao từ các tầng lớp nhân dân vào sự phát triển cho sự lớn mạnh chung của quốc gia, dân tộc.

“Nếu hỏi rằng Việt Nam còn bao nhiêu thời gian để trở thành quốc gia thịnh vượng thì tôi cho rằng quỹ thời gian đó không nhiều, nếu không muốn nói là chỉ trong vài năm ngắn ngủi trong giai đoạn cuối cùng của thời kỳ dân số vàng, nguy cơ chưa giàu đã già như cảnh báo của nhiều chuyên gia kinh tế đang về đến sân ga cuối cùng của chuyến hành trình. Chúng ta không còn nhiều thời gian và cơ hội để tạo nên sự khác biệt, vì thế những đột phá để đổi mới tinh thần táo bạo, dám nghĩ, dám làm là điều cấp thiết”, ông Nhân trăn trở.

Ngay lúc này đây, những ý kiến đóng góp vào dự án Luật Đặc khu vẫn liên tục được Đảng, Nhà nước ghi nhận và tiếp thu. Mọi ý kiến của cử tri, người dân đều đã được Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất - lắng nghe và hiện thực hóa bằng những hành động, việc làm cụ thể, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

T.Toàn

baogiay

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn