Bảo tồn giá trị văn hóa Cơ Tu

Thứ bảy, 25/11/2017 15:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Xác định tầm quan trọng của di sản văn hóa dân tộc, cũng như giữ gìn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Cơ Tu vùng thấp, năm 2016, UBND H. Hòa Vang (Đà Nẵng) đã tổ chức phục dựng lễ hội “Ăn thề kết nghĩa” và “Mừng lúa mới” cho người Cơ Tu 3 thôn Tà Lang, Giàn Bí (xã Hòa Bắc) và Phú Túc (xã Hòa Phú).

Báo Công luận
 Các già làng Cơ Tu H. Hòa Vang khấn vái tại lễ hội “Ăn thề kết nghĩa”.

Đây là những lễ hội truyền thống tiêu biểu trong đời sống tinh thần, biểu hiện sự khát vọng và niềm tin của người Cơ Tu đối với thế giới siêu nhiên. Hơn nữa, văn hóa Cơ Tu truyền thống luôn bám rễ vào núi rừng. Nếu bảo tồn tốt sẽ giảm thiểu phần lớn nạn phá rừng ở thượng nguồn.

Lễ hội “Ăn thề kết nghĩa” hội đủ những nét văn hóa truyền thống của cộng đồng người Cơ Tu trong việc đùm bọc thương yêu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau và được người Cơ Tu gìn giữ từ đời nay qua đời khác. Sau khi đến nhà Gươl kiểm tra mâm lễ vật gồm các món ăn truyền thống của người dân bản địa, các già làng mới cùng khấn vái: “Lạy trời cao, lạy đất rộng/ Lạy rừng núi, lạy sông suối/ Lạy hồn người Cơ Tu ở trên cao/ Lạy hồn người Cơ Tu ở dưới đất/ Xin về làng chứng kiến lòng thành của dân bản”. Sau lễ hội đó, hễ làng nào gặp phải khó khăn như: ốm đau, bệnh tật, nhà cháy, thiếu ăn... đều được cộng đồng chia sẻ, giúp đỡ. Đây là một sinh hoạt văn hóa độc đáo mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc được cộng đồng người Cơ Tu lưu giữ để phát huy trong cuộc sống mới hôm nay. 

Nếu lễ ăn thề kết nghĩa thường tổ chức trước sự kiện văn hóa, thể thao có sự góp mặt của cộng đồng thì lễ mừng lúa mới được tổ chức thường xuyên hằng năm sau mỗi đợt thu hoạch lúa mỗi làng. Với ý nghĩa tạ ơn thần linh đã mang đến một mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu cho năm mới được mạnh khỏe, ấm no, lễ mừng lúa mới là dịp để dân làng tề tựu, cúng tế, cùng chia sẻ niềm vui được mùa... Cũng như ăn thề kết nghĩa, lễ mừng lúa mới được nhân dân dựng cây nêu và tổ chức đâm trâu. Cây nêu là trọng tâm của lễ hội, là cầu nối liên thông giữa thế giới thần linh với dân làng, cũng là nơi để gửi và nhận lễ vật hiến tế...

Già làng Đinh Văn Tú (thôn Phú Túc) cho biết: “Ngày nay, người Cơ Tu vùng thấp không còn nhiều nương rẫy, nên người dân chọn bất kỳ thời điểm nào phù hợp để mừng lúa mới miễn là sau đợt thu hoạch vụ lúa nước trong năm. Bên cạnh đó, tục đâm trâu hiện nay không còn thích hợp với xã hội tân tiến nên người dân cũng dần loại bỏ”... Văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu với những nét đẹp tinh túy, hội tụ nhiều yếu tố độc đáo của đồng bào vùng cao. Vì vậy, việc duy trì và phục dựng lại các lễ hội truyền thống là điều kiện cần, nếu kết hợp cả yếu tố nội sinh trong chính mỗi người dân Cơ Tu thì những giá trị ấy sẽ ngày càng lan tỏa, bén rễ ngay trong đời sống thường ngày.

Theo già làng Bùi Văn Cầm (thôn Giàn Bí), trước đây, nhiều lễ hội truyền thống của một tộc người với bề dày văn hóa đầy đặn trên nhiều phương diện còn được giữ vững, nhưng do tác động nhiều yếu tố khách quan nên một số lễ hội bị mai một dần. Trong lúc, những già làng lớn tuổi cố gắng bảo tồn, thì lớp trẻ lại không chịu kế thừa. Nếu sau này lớp người lớn tuổi khuất núi thì kho tàng văn hóa vốn ít ỏi của đồng bào Cơ Tu nơi đây lại thêm nguy cơ bị thất truyền. “Việc phục dựng lại các lễ hội “Ăn thề kết nghĩa”, “Mừng lúa mới” không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu mà còn tạo điều kiện cho thế hệ trẻ nơi đây tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm để làm giàu thêm các giá trị truyền thống của dân tộc mình.

Hiện nay, Hòa Vang đang xây dựng Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng kết hợp với bảo tồn văn hóa truyền thống người Cơ Tu” tại xã Hòa Bắc. Vì vậy, huyện sẽ tiếp tục mở rộng giao lưu với cộng đồng người Cơ Tu vùng cao Quảng Nam để làm giàu vốn văn hóa cho người Cơ Tu vùng thấp và thắt chặt mối quan hệ giữa các địa phương; đồng thời, xây dựng kế hoạch lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể như nói lý, hát lý, cồng chiêng, đan lát của dân tộc Cơ Tu. Đây cũng là hoạt động quảng bá vẻ đẹp và sự độc đáo của văn hóa người Cơ Tu hướng đến phát triển du lịch cộng đồng của TP, huyện trong thời gian đến” - Trưởng phòng VH-TT huyện Đỗ Thanh Tân xác nhận.

PV (theo CAĐN)

Tin khác

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

(CLO) Nghề thủ công truyền thống làm Nón lá hai mê tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày ở đây.

Đời sống văn hóa
Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 sử dụng nghệ thuật nhạc kịch, kết hợp hài hòa với các yếu tố lịch sử, văn hóa để làm nổi lên các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 24/4, lễ khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chính thức diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và trình chiếu phim truyện "Đào phở và Piano".

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

(CLO) Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những ngày này, hoa lục bình ở những cánh đồng trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đua nhau bung nở sắc tím biếc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng thu hút giới trẻ Thủ đô tới check-in, chụp hình.

Đời sống văn hóa