Cục Điện ảnh nhận Huân chương Lao động hạng nhì

Thứ tư, 14/03/2018 10:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa trao tặng Huân chương Lao động hạng nhì cho Cục Điện ảnh.

Kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ ký Sắc lệnh thành lập ngành điện ảnh cách mạng Việt Nam và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì đã được Cục Điện ảnh tổ chức trang trọng trong ngày 13/3 tại Hà Nội.


Báo Công luận

 

Huân chương là sự ghi nhận những đóng góp to lớn của ngành điện ảnh Việt Nam trong suốt 65 năm qua. 

 

Ngày 15/3/1953, tại Chiến khu Việt Bắc (ATK), huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 147/SL thành lập "Doanh nghiệp Quốc doanh Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam". Kể từ đó, ngày 15/3 đã ghi dấu ấn lịch sử bắt đầu con đường xây dựng, phát triển của điện ảnh cách mạng Việt Nam.

Tại buổi gặp mặt kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ ký Sắc lệnh thành lập ngành điện ảnh cách mạng Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định, bằng ngôn ngữ đặc thù của nghệ thuật điện ảnh, các thế hệ nghệ sĩ đã bắc những nhịp cầu để bản sắc Việt Nam vươn xa, hội nhập thế giới.

Những năm gần đây, ngành điện ảnh đã đẩy mạnh nhiều hoạt động có sức lan tỏa trong xã hội, mở rộng hợp tác quốc tế, khẳng định thương hiệu Liên hoan Phim Việt Nam và Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội, từ đó nâng tầm điện ảnh Việt Nam tại khu vực và quốc tế.

Tại lễ kỉ niệm, NSND Đặng Nhật Minh chia sẻ, nhìn lại chặng đường 65 năm qua, bất cứ người nào cũng thấy tự hào. Chúng ta có một nền điện ảnh ra đời trong những năm chống Pháp, trưởng thành trong chống Mỹ, để lại những tác phẩm ghi nhớ trong lòng khán giả trong và ngoài nước. Thế giới rất kính trọng nền điện ảnh đó.

"Chúng ta có nhiều bộ phim không kém những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng thế giới. Có một số nghệ sĩ, như NSND Trà Giang- ngang tầm những diễn viên tên tuổi trên thế giới. Nhìn lại thật tự hào, bản thân tôi cũng tự hào được đóng góp một phần nhỏ vào thành tựu chung đó", NSND Đặng Nhật Minh khẳng định.

Theo bà Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục Điện ảnh, giai đoạn 2010 - 2013, mỗi năm cả nước chỉ sản xuất trên dưới 15 phim/năm, đến giai đoạn 2015-2017 đã đạt mức 40 phim/năm, doanh số phát hành, phổ biến phim tăng trung bình trên 20%. Riêng năm 2017, doanh thu từ hoạt động này đạt 3.250 tỉ đồng. Đến cuối năm 2017, Việt Nam có 740 phòng chiếu phim, chất lượng phim Việt Nam được cải thiện rõ rệt.

Rưng rưng xúc động khi gặp lại những người bạn nghề, nhớ về thời còn làm những bộ phim đầu tiên của Điện ảnh Việt Nam, NSND Trà Giang chia sẻ: “Hôm nay, tôi nhớ về những ngày còn hoạt động điện ảnh, còn làm việc ở số 4 Thụy Khuê, nhớ những người đã cùng mình làm những bộ phim như Chị Tư Hậu, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm… cùng nhiều bộ phim khác. Tôi vô cùng xúc động. Dù không đóng phim lâu rồi nhưng tôi vẫn luôn đau đáu về nghề của mình, với những em, cháu thế hệ tiếp nối. Mong các em vượt qua khó khăn, làm nên những bộ phim mang bản sắc tâm hồn Việt Nam. Thế hệ như chúng tôi, làm phim trong khó khăn, gian khổ, máy móc nghèo nàn, điều kiện chiến tranh nhưng đã cống hiến hết sức mình. Mong các em làm phim trẻ, đang có thuận lợi hơn về kỹ thuật, hãy làm những bộ phim mang bản sắc Việt Nam, tâm hồn Việt Nam để hội nhập với thế giới".

Dù là phim nghệ thuật hay thị trường đều phải mang được tính điện ảnh, phản ánh được cuộc sống hiện tại của người Việt. Khó khăn của thế hệ làm phim trẻ là làm sao để không bị bó vào dòng giải trí. Giải trí là cần thiết nhưng cũng phải chú trọng nghệ thuật. Để làm điện ảnh đòi hỏi các em phải vượt lên, đấu tranh giữa nghệ thuật chân chính và giải trí.

NSND Trà Giang cũng mong mỏi, Đảng, Nhà nước có thêm các chính sách khuyến khích phát triển điện ảnh. Bà cho rằng, 3 năm qua không có phim Nhà nước đặt hàng, điều đó đã làm thiếu hụt những bộ phim chính trị, nghệ thuật, có sức lan tỏa rộng lớn đến người dân.

Hoàng Lan

Tin khác

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

(CLO) Nghề thủ công truyền thống làm Nón lá hai mê tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày ở đây.

Đời sống văn hóa
Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 sử dụng nghệ thuật nhạc kịch, kết hợp hài hòa với các yếu tố lịch sử, văn hóa để làm nổi lên các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 24/4, lễ khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chính thức diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và trình chiếu phim truyện "Đào phở và Piano".

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

(CLO) Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những ngày này, hoa lục bình ở những cánh đồng trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đua nhau bung nở sắc tím biếc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng thu hút giới trẻ Thủ đô tới check-in, chụp hình.

Đời sống văn hóa