Chính thức mở cửa đón du khách tham quan Khu tháp K Mỹ Sơn

Thứ ba, 17/07/2018 15:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khoảng hai năm trùng tu và tôn tạo lại, Khu tháp K Mỹ Sơn, đến nay, ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (Quảng Nam) cho biết chính thức mở cửa đón khách tham quan.

 

Báo Công luận
Tháp K sau khi trùng tu. Ảnh: BQLDSVH Mỹ Sơn 

Khu tháp K này là nhóm tháp thứ 3 sau nhóm tháp G và tháp E7 mở cửa đón khách kể từ khi hoàn thành trùng tu trước đó.

Chương trình triển khai khu tháp K này chính thức khởi công vào năm 2017. Các chuyên gia Ấn Độ đã phối hợp cùng Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn tiến hành khai quật phát lộ diện tích với hơn 400m2.

Trong quá trình trùng tu lại, đội ngũ di chuyển lớp đất sâu từ 60 đến 80cm đã phát hiện tháp K có hai cửa ở 2 hướng đông - tây và 2 bức tường thấp chạy song song, kéo dài về hướng khu E, F.

Tại cửa hướng tây, các chuyên gia đã phát hiện 2 tượng sư tử bằng đá, gần 170 hiện vật là những thành phần kiến trúc, trang trí và nhiều mảnh gốm không tráng men, đa dạng về kiểu dáng, màu sắc… Sau khi phát lộ, các chuyên gia đã sắp xếp, trưng bày tại chỗ một số hiện vật phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử, văn hóa Chăm.

Với những phát hiện mới tại tháp K - tháp Cổng, các chuyên gia khẳng định đây là con đường được người xưa sử dụng để đi vào khu trung tâm hành lễ.

Dự án cũng tiến hành trùng tu một số hạng mục của tháp như bậc cấp cửa đông và hai đoạn tường song song của đường dẫn (mỗi bên dài 28m x 0,6m x 0,8m); gia cố phần thân tháp, đỉnh tháp và 2 mảng tường tháp còn lại, xử lý nền và lát gạch bên trong toàn bộ phạm vi khai quật tháp K…

Đối với những góc tường, mảng tường có kết cấu yếu, nghiêng lệch chưa kịp trùng tu được chống đỡ, gia cường bằng gỗ; trùng tu bậc cấp, thành bậc cấp phía tây và phía đông, phần chân tháp phía bắc và phía nam tháp K; làm các bậc cấp bằng gỗ và tạo lối đi để phục vụ tham quan.

Đến nay, khu tháp K đã hoàn tất việc bảo tồn tôn tạo và đưa vào phục vụ khách tham quan du lịch. Theo ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn, thành công nhất của dự án trùng tu nhóm tháp K này là biến tháp K từ một phế tích trở thành một di tích bền vững. Sự hồi sinh của tháp K với những giá trị nguyên gốc có ý nghĩa lớn, giúp bổ sung thêm các điểm mới trong hành trình khám phá di sản cho du khách khi đến tham quan Mỹ Sơn.

Ngọc Thúy

Tin khác

Linh thiêng “Quốc Ẩm Việt Trà” dâng lên Quốc tổ Hùng Vương

Linh thiêng “Quốc Ẩm Việt Trà” dâng lên Quốc tổ Hùng Vương

(CLO) Cùng với lễ giỗ tổ tại Đất tổ - Đền Hùng Phú Thọ, người dân vùng đất Tây nguyên cũng hướng về và thành kính tổ chức lễ Giỗ tổ tại quần thể di tích Đền Hùng trên núi Phượng Hoàng trấn linh, đèo Prenn, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Đời sống văn hóa
Cận cảnh cây vạn tuế hơn 800 năm tuổi ở Đền Hùng

Cận cảnh cây vạn tuế hơn 800 năm tuổi ở Đền Hùng

(CLO) Khi đến di tích lịch sử Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ), ngoài những nơi thờ tự, cột đá, giếng ngọc... du khách còn được chiêm ngưỡng cây vạn tuế hơn 800 năm tuổi trước cửa chùa Thiên Quang cạnh Đền Hạ.

Đời sống văn hóa
Du khách thưởng lãm hiện vật Đông Sơn dịp giỗ tổ Hùng Vương năm 2024

Du khách thưởng lãm hiện vật Đông Sơn dịp giỗ tổ Hùng Vương năm 2024

(CLO) Sáng nay (18/4), tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra sự kiện trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng” nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Thư viện D Free Book: Mang đến hành trình mới cho những cuốn sách cũ

Thư viện D Free Book: Mang đến hành trình mới cho những cuốn sách cũ

(NB&CL) Với slogan xuyên suốt “Sách nằm im là sách chết”, thư viện cộng đồng D Free Book đã có nhiều cách làm sáng tạo để đưa sách đến tay độc giả, tạo dựng hành trình mới cho những cuốn sách cũ, để chúng không phải chịu số phận nằm im trên giá…

Đời sống văn hóa
Phú Thọ: 'Biển người' đổ về dâng lễ ở đền Hùng trong ngày chính hội

Phú Thọ: 'Biển người' đổ về dâng lễ ở đền Hùng trong ngày chính hội

(CLO) Sáng ngày 18/4, tại Đền Hùng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), sau phần dâng hương của các vị đại biểu, lực lượng chức năng đã mở hàng rào để hàng vạn người dân lên dâng hương ở Đền Hùng.

Đời sống văn hóa