Độc đáo ngôi làng "có một không hai" ở Iran

Thứ hai, 21/05/2018 12:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Làng Makhunik có tới 70 - 80 ngôi nhà có độ cao chưa đầy 2 m, là nơi sinh sống phù hợp với chiều cao khiêm tốn của “người tí hon” giữa đời thực và an toàn trong suốt 2 thế kỷ qua.

Báo Công luận
 Ngôi làng của người tí hon Makhunik. (Ảnh: TL)
 
Ở vùng xa xôi của miền nam tỉnh Khorasan, Iran, gần biên giới Afghanistan, là một ngôi làng có lịch sử hai thế kỷ, nơi sinh sống của tộc người lùn. Đặc điểm nhận biết nơi họ sinh sống là kiến trúc độc đáo của khoảng 200 ngôi nhà. Trong số đó có tới 70 - 80 ngôi nhà có độ cao chưa đầy 2 m và cửa vào hẹp khiến người bình thường khó bước vào mà không cúi đầu. Một số ngôi nhà chỉ cao 1,4 m, tính từ sàn tới trần. 
  
Hàng thế kỷ qua, tổ tiên của người Makhunik đã sống hoàn toàn tách biệt với thế giới hiện đại. Khu vực họ sống là một nơi hoang vắng và cằn cỗi khiến việc trồng trọt, chăn nuôi gia súc rất khó khăn. Chà là, củ cải, ngũ cốc, lúa mạch là những loại cây ít ỏi mà họ trồng được. Thực đơn của họ có một số món chay đơn giản như kashk-beneh (làm từ sữa và một loại quả hạt dẻ được trồng ở vùng núi), và pokhteek (hỗn hợp whey khô và củ cải).

Báo Công luận Một ngôi nhà  "điển hình" của người tí hon làng Makhunik. Ảnh: pinterest.

Suy dinh dưỡng là nguyên nhân chính dẫn đến chiều cao hạn chế của người dân Makhunik. Môi trường sống tách biệt khiến họ chỉ có thể kết hôn với những người trong họ hàng, hình thành các gene xấu, trong đó có gene tạo ra kiểu người lùn. 
 
Chiều cao hạn chế không phải là lý do duy nhất để những người dân Makhunik xây nhà nhỏ như vậy. Kiến trúc này tốn ít vật liệu hơn, dễ sưởi ấm vào mùa đông và mát mẻ hơn khi vào hè so với nhà lớn. Ngoài ra những ngôi nhà nhỏ dễ dàng hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên, giúp họ không bị kẻ thù phát hiện và đánh chiếm. 

Báo Công luận
 Ngôi nhà có độ cao chưa đầy 2 m và cửa vào hẹp khiến người bình thường khó bước vào mà không cúi đầu. (Ảnh: TL)
Vào giữa thế kỷ 20, khu vực này từng phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của các con đường lớn giúp người dân di chuyển mua bán thực phẩm tốt hơn. Bữa cơm của họ có thêm cơm và thịt gà. Trẻ em lớn lên khỏe mạnh và cao hơn cha mẹ ông bà chúng, nhờ đó số lượng người lùn giảm đi.  
 
Hầu hết 700 người dân làng Makhunik hiện nay có chiều cao bình thường. Họ đã rời những ngôi nhà nhỏ của tổ tiên để chuyển qua sống trong những ngôi nhà xây bằng gạch. Tuy nhiên điều kiện sống của họ chưa được cải thiện nhiều, nông nghiệp vẫn kém phát triển vì hạn hán. Lớp trẻ đi tới các thành phố gần đó để làm việc, phụ nữ trong làng chủ yếu làm nghề dệt. Những người lớn tuổi thì sống nhờ vào nguồn hỗ trợ của chính phủ.
 
Kiến trúc đặc biệt của các ngôi nhà trong làng Makhunik và di sản của họ mang lại tiềm năng trong ngành du lịch. Người dân ở đây hy vọng tương lai sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn. 

Báo Công luận
 Kiến trúc đặc biệt của ngôi nhà có thể thu hút du lịch. (Ảnh: TL)

H.Kem (T/h)

Tin khác

Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

(CLO) Trong khuôn khổ lễ hội Thập niên sự lệ 2024, tối 22/4, Phó Cục trưởng Cục Di sản Bộ VHTT&DL Nông Quốc Thành đã trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Đời sống văn hóa
Nghĩa trang dành cho thú cưng 'độc nhất vô nhị' tại Hà Nội

Nghĩa trang dành cho thú cưng "độc nhất vô nhị" tại Hà Nội

(CLO) Nằm sâu trong ngõ 167 phố Trương Định (quận Hoàng Mai, Hà Nội) là một nghĩa trang thú cưng mang tên chùa “Tề Đồng Vật Ngã” do ông Nguyễn Bảo Sinh (87 tuổi) làm chủ - người dành tâm huyết hơn nửa cuộc đời cho nghĩa trang thú cưng đầu tiên tại Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Trưng bày di sản văn hóa Huế tại Điện Biên

Trưng bày di sản văn hóa Huế tại Điện Biên

(CLO) Triển lãm “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” trưng bày hơn 30 hình ảnh tiêu biểu về danh lam thắng cảnh, lễ hội, du lịch, ẩm thực đặc sắc của tỉnh Thừa Thiên Huế đã được UNESCO công nhận và vinh danh.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Sôi nổi các hoạt động văn hóa, thể thao tại Lễ hội đền Thái Vi

Ninh Bình: Sôi nổi các hoạt động văn hóa, thể thao tại Lễ hội đền Thái Vi

(CLO) Lễ hội Đền Thái Vi là lễ hội lớn của dân làng Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình để tưởng nhớ các vị vua đời Trần. Đây còn là một trong những lễ hội đặc sắc và thu hút nhiều du khách thập phương đến tham gia.

Đời sống văn hóa
Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ, thành phố Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa