Đội khuyển binh thần kỳ trong lịch sử

Thứ bảy, 17/02/2018 07:36 AM - 0 Trả lời

(CLO) Từ cách đây hơn 500 năm, quân đội nước ta đã từng có một đội khuyển binh thiện chiến, cùng tham gia đánh giặc giữ nước, đi vào sử sách. Đội khuyển binh ấy do danh tướng Nguyễn Xí huấn luyện.

Báo Công luận
 

Nguyễn Xí (1396-1465) là khai quốc công thần của triều Hậu Lê, từng phù trợ bốn đời vua Lê (Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông và Lê Thánh Tông).

Theo Đại Việt thông sử, ông quê ở xã Thượng Xá, huyện Chân Phúc (nay là xã Nghi Hợp, Nghi Lộc, Nghệ An), cha làm nghề buôn muối. Năm 9 tuổi, sau khi cha mất, Nguyễn Xí cùng anh trai tới Lam Sơn đầu quân cho Lê Lợi và được cho làm gia thần.

Năm 1418, Nguyễn Xí khi ấy 22 tuổi đã tham gia quân khởi nghĩa Lam Sơn, cùng Lê Lợi vào sinh ra tử khi bị quân sĩ nhà Minh vây đánh, phải rút lên núi Chí Linh cầm cự suốt 3 tháng. Ông sau đó lập nhiều công trạng nên được phong làm Đại tướng quân, chỉ huy đội tinh binh và đại thắng ở nhiều trận chiến lớn. "Lúc ấy ông 30 tuổi, cùng Lê Triện hợp sức đánh Thành Sơn hầu Vương Thông nhà Minh ở Ninh Kiều, Tốt Động, đại thắng quân Minh..." (Đại Việt thông sử).

Năm 1427, trong một trận chiến tiếp viện cho quân bị tướng nhà Minh vây đánh, voi của Nguyễn Xí bị sa lầy nên ông bị bắt giam. Nhân đêm mưa gió, ông dùng kế lừa quân gác ngục, trốn thoát, về yết kiến vua. Vua mừng lắm, sai cầm quân. Ở trận đánh kết thúc khởi nghĩa Lam Sơn, buộc nhà Minh rút về nước, Nguyễn Xí chỉ huy các quân tiếp ứng cho đội quân của Lê Sát, tiếp tục đại thắng.

"Năm 1428, ông được phong là Long Hổ tướng quân Suy trung Bảo chính công thần. Năm 1429 có việc khắc biển công thần, khi bàn công, ông đứng ở hàng thứ 5, được phong là Huyện hầu. Anh ông tên là Biện, bị chết trận hồi mới khởi nghĩa, được tặng tước hầu", sách Đại Việt thông sử viết.

Nguyễn Xí là người đã tạo ra đội quân khuyển hỗ trợ đắc lực cho khởi nghĩa Lam Sơn. Lúc còn khởi nghĩa, sách Đại Việt thông sử viết: Nguyễn Xí "khi tuổi hơi lớn thì vũ dũng hơn người, vua quý như con đẻ".

"Vua sai Nguyễn Xí nuôi một đàn chó săn gồm hơn 100 con, sớm chiều chia cơm cho chó ăn, ông đều dùng chung làm hiệu để gọi chó về. Bầy chó theo sự điều khiển của ông tiến thoái răm rắp. Nhà vua rất quý trọng, cho là ông có tài làm đại tướng, sai quản đội Thiết đột thứ nhất", sách Đại Việt thông sử viết. Quân Thiết đột là đội quân tinh nhuệ, nhanh và mạnh. Binh sĩ thao lược hơn người, lại có khả năng điều khiển ngựa chiến, voi chiến mang giáp sắt, làm nhiệm vụ luồn sâu vào đội hình địch, chia cắt, gây rối loạn quân địch từ bên trong để các quân khác đánh từ bên ngoài vào.

Mặc dù không có ghi chép cụ thể nhưng nhiều giai thoại nói nhiều tới sự đóng góp của đội quân đặc biệt này. Khi quân Lam Sơn bị vây hãm tuyệt lương, đàn chó đi săn thú, bắt chim về làm thức ăn cho nghĩa quân. Dưới sự điều khiển của Nguyễn Xí, đàn chó còn chiến đấu và trở thành nỗi kinh hoàng với tướng sĩ nhà Minh.

Có lần Nguyễn Xí cho buộc vào cổ đàn chó những chiếc đạc ngựa rồi đem quân vây trại giặc Minh, vừa cho đánh trống hò reo ầm ĩ, vừa xua chó chạy quanh trại. Quân Minh nghe tiếng đạc ngựa, lại thấy tiếng trống thúc, quân reo tưởng Lam Sơn đến cướp trại nhưng không rõ binh lực thế nào nên không dám ra đánh, chỉ dùng cung nỏ bắn ra như mưa. Nhờ thế, quân đội Lam Sơn thu được hàng vạn mũi tên, còn nhà Minh bị một đêm hoảng loạn.

Kế sách này của Nguyễn Xí được nghĩa quân Lam Sơn và dân chúng hết lời ca ngợi, ví như mưu của Khổng Minh đã dùng người rơm để "mượn tên" của quân Tào trên sông Xích Bích thời Tam Quốc.

Giai thoại dân gian còn nói, có thời điểm đội khuyển binh này có số lượng lên tới 500 con, trở thành một đội quân thiện chiến thần kì, góp công lớn vào việc chiến thắng giặc Minh trong lịch sử.

Tử Hưng

Tin khác

Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề 'Giữ nghề xưa trên phố'

Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố"

(CLO) Chiều 19/4 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, số 50 phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra chương trình khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".

Đời sống văn hóa
Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách 'Thưởng thức triết học'

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách "Thưởng thức triết học"

(CLO) Nhân dịp bộ sách Thưởng thức triết học ra mắt độc giả Việt Nam, ngày 20/4 tới đây tại Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng và Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu và ra mắt bộ sách với chủ đề "Mỗi đứa trẻ là một triết gia".

Đời sống văn hóa
Sơn La: Hơn 10.000 đầu sách hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 2024

Sơn La: Hơn 10.000 đầu sách hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 2024

(CLO) Ngày 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sơn La tổ chức Triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024.

Đời sống văn hóa
Nhiều điểm mới của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Nhiều điểm mới của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

(CLO) Ngày 19/4, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam thông tin tới báo chí về những điểm mới tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024.

Đời sống văn hóa
Bắc Giang: Độc đáo lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai

Bắc Giang: Độc đáo lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai

(CLO) Mới đây, Ban quản lý ba thôn (Mai Trung, Mai Thượng và Thắng Lợi, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) tổ chức lễ hội bơi chải truyền thống làng Tiếu Mai. Hoạt động sẽ diễn ra trong ba ngày (18-20/4/2024).

Đời sống văn hóa