Du lịch sáng tạo: thách thức và cơ hội của Việt Nam

Thứ hai, 25/12/2017 10:05 AM - 0 Trả lời

(CLO) “Người ta trồng lúa trên sa mạc mới là hấp dẫn, trồng lúa trên cánh đồng là chuyện bình thường”, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nhấn mạnh vai trò của du lịch sáng tạo trong Hội thảo “Những vấn đề đặt ra trong tái cơ cấu ngành du lịch” vừa diễn ra tại Hà Nội.

Những năm gần đây, du lịch Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng. Tính riêng trong 2017, Việt Nam thu hút khoảng 13 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ khoảng 74 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch ước đạt 515.000 tỷ đồng, tăng khoảng 25% so với năm 2016.

 

Báo Công luận
Hội thảo “Những vấn đề đặt ra trong tái cơ cấu ngành du lịch” 

 

Ngành du lịch đã đóng góp 6,96% GDP và 67,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2016. Việt Nam xếp thứ 6 trong số các quốc gia có lượng khách quốc tế tăng trưởng nhanh nhất.

Tuy nhiên, theo Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Văn Tuấn, những thành tựu này vẫn rất khiêm nhường nếu so sánh với tiềm năng đang hiện hữu tại Việt Nam. Mặc dù tăng trưởng nhanh nhưng khoảng cách giữa du lịch Việt Nam và thế giới còn cách biệt khá xa, mức độ cạnh tranh còn thấp so với các nước trong cùng khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore…

Do đó, việc cơ cấu lại ngành du lịch cho phù hợp là việc làm cần thiết, trong đó cải thiện chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch theo hướng sáng tạo có thể xem là một trong những nhân tố cốt lõi.

Sản phẩm du lịch sáng tạo còn khan hiếm

Bàn về tính sáng tạo trong du lịch, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đưa ra một hình ảnh khá trực quan: nếu chúng ta trồng lúa trên ruộng thì không ai để ý, nhưng nếu chúng ta trồng lúa trên sa mạc, chắc chắn sẽ rất nhiều người đến xem.

Cũng theo tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, hiện nay sản phẩm dịch vụ du lịch tại Việt Nam còn đơn điệu, nghèo nàn, chất lượng chưa cao và chưa khai thác hết thị trường tiềm năng.

Điều này thể hiện qua tỷ lệ các dịch vụlưu trú, ăn uống và đi lại trongdu lịch  chiếm đến 67%, trong khi các dịch vụ khác chỉ chiếm 33%.

Cùng chung trăn trở này, ông Lương Hoài Nam, Phó Tổng giám đốc Vietstar Airlines, cho biết: “Đến Mỹ, tôi bỏ ra nửa ngày để xem bảo tàng đường sắt. Tôi bỏ ra nửa ngày để xem bảo tàng xay sát hay xem bảo tàng Đại học Quốc gia. Chúng ta có một số bảo tàng về chiến tranh nhưng nói chung những sản phẩm du lịch mang tính sáng tạo còn thiếu”.

Trong khi đó, Việt Nam lại là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử phong phú, rất thuận lợi để phát triển các loại hình sáng tạo như: du lịch golf, du lịch lịch sử chiến tranh, du lịch trải nghiệm... đa dạng và linh hoạt.

Nhìn quanh khu vực, chúng ta có thể học hỏi mô hình du lịch sáng tạo từ một quốc gia rất mạnh trong lĩnh vực này là Hàn Quốc. Du lịch Hàn Quốc phát triển nhờ gắn kết với giải trí (âm nhạc, phim ảnh,…); ngoài ra, còn kết hợp du lịch với nghệ thuật biểu diễn tổng hợp như: ca nhạc, khiêu vũ, nhạc cụ, hội họa, xiếc…

Nhiều rào cản về pháp lý

Đại diện cho phía doanh nghiệp, bà Vũ Đặng Hải Yến – Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC đồng tình với ý kiến cho rằng, du lịch Việt Nam cần nhiều hơn những sản phẩm sáng tạo mang tính đột phá, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tuy nhiên, cũng theo bà Yến, các sản phẩm sáng tạo này vẫn còn gặp nhiều hạn chế khi đưa ra thị trường, trong đó rào cản lớn nhất lại nằm ở chính sách và pháp lý.

Dẫn chứng về du lịch golf, một trong những hình thức du lịch sáng tạo đang xếp thứ ba về động cơ du lịch tại châu Á, bà Yến cho biết, hiện FLC đang sở hữu hệ thống 3 sân golf quy mô thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

“Chúng tôi đang có kế hoạch mở rộng hệ thống sân golf để phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của khách quốc tế, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á – thị trường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn gặp khá nhiều rào cản liên quan đến quy trình xin cấp phép, dẫn tới chậm trễ trong việc khai thác tiềm năng của loại hình này”. 

Không chỉ du lịch golf, nhiều sản phẩm mới khác của du lịch nghỉ dưỡng như condotel hay “timeshare” (mô hình chia sẻ kỳ nghỉ) cũng đang đứng trước tình trạng tương tự. Theo bà Yến, đây đều là những sản phẩm sáng tạo có khả năng thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy du khách và tăng trưởng du lịch, nhưng hiện chưa có những luật định cụ thể và gây tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.

“Đơn cử như tính bền vững trong du lịch hiện đang chưa có quy chuẩn cụ thể. Các cơ quan quản lý nên ban hành bộ tiêu chí rõ ràng về vấn đề này, để doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc phát triển các sản phẩm du lịch mới, nhằm hài hòa về mặt lợi ích giữa tất cả các bên", bà Yến bình luận.  

Bổ sung cho quan điểm nói trên, ông Lương Hoài Nam cũng cho rằng việc hoàn thiện thể chế, quy chuẩn không chỉ có lợi cho doanh nghiệp khi phát triển sản phẩm, mà người dân và giới khoa học cũng có thể dựa vào đó để làm cơ sở tham gia phản biện quy hoạch và giám sát tuân thủ của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án.


PV

Tin khác

Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Chuẩn bị cho năm du lịch 2024, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) đang khẩn trương chỉnh trang đô thị, chuẩn bị cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt nhất cho du khách khi tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Đời sống văn hóa
Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024) và ký Hiệp định Gienève (21/7/1954-21/7/2024), sáng nay 25/4, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt".

Đời sống văn hóa
Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

(CLO) Nghề thủ công truyền thống làm Nón lá hai mê tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày ở đây.

Đời sống văn hóa
Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 sử dụng nghệ thuật nhạc kịch, kết hợp hài hòa với các yếu tố lịch sử, văn hóa để làm nổi lên các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 24/4, lễ khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chính thức diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và trình chiếu phim truyện "Đào phở và Piano".

Đời sống văn hóa