Khám phá nét đẹp hùng vỹ của quần thể kiến trúc tâm linh trên đỉnh Fansipan

Thứ ba, 13/03/2018 07:54 AM - 0 Trả lời

(CLO) Những ngày đầu tháng 3, hoa đào vẫn rực nở, khoe sắc thắm trên dãy Hoàng Liên Sơn. Theo cabin cáp treo Fansipan “bay” qua những tầng mây, từng đoàn du khách nối nhau hành hương về phía cổng trời, nơi tiếng chuông ngân vang giữa quần thể kiệt tác kiến trúc tâm linh giữa đỉnh non thiêng hùng vĩ.

Báo Công luận 
Quần thể kiến trúc tâm linh Fansipan được xây dựng ở độ cao từ 2.900-3.143m. Trong dịp Đại lễ cầu nguyện quốc thái dân an do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại khu vực Đại tượng Phật A Di Đà thuộc quần thể này, thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam từng chia sẻ, đây là cụm kiến trúc tâm linh mang ý nghĩa đặc biệt, khơi dậy nguồn linh khí dồi dào, làm tôn thêm cõi tâm linh màu nhiệm của Fansipan hùng vỹ.

Báo Công luận 
Cụm công trình bao gồm hệ thống các điểm đến văn hóa tâm linh được xây dựng theo phong cách kiến trúc chùa cổ thuần Việt như Bảo An Thiền Tự, Bích Vân Thiền Tự, Kim Sơn Bảo Thắng Tự và các điểm đến tâm linh kỳ vĩ như Đại Phật Tượng A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Vọng Lĩnh Cao Đài, Bảo tháp linh thiêng và đường La Hán tuyệt đẹp chạy men theo sườn núi.

Báo Công luận
Vọng Lĩnh Cao Đài còn gọi là Đài gác Đại hồng chung, đặt trên trục chính của Bích Vân Thiền Tự, cao 35m, là công trình có bố cục thẳng đứng, với lầu chuông tám mái nhằm tạo điểm nhấn trên nền các công trình triển khai theo chiều ngang. Tháp chuông 5 tầng sừng sững ngay tại quảng trường ga đến cáp treo Fansipan cũng là địa điểm lý tưởng giúp du khách ngắm trọn vẹn dãy Hoàng Liên Sơn, Sa Pa.

Báo Công luận
Từ Vọng Lĩnh Cao Đài, du khách di chuyển tiếp qua cổng trời để lên tới Bích Vân Thiền Tự. Công trình được xây dựng như một ngôi chùa cổ trên núi, nằm ở độ cao 2.900m, theo cấu trúc không gian truyền thống gồm tam cấp, sân thềm, tam quan, đền thờ tổ và đền thờ mẫu, có tầm nhìn rộng mở, hướng về cảnh bình nguyên bao la tuyệt đẹp.

Báo Công luận 
Từ Bích Vân Thiền Tự, du khách có thể đi tàu hỏa leo núi để lên thẳng quần thể Kim Sơn Bảo Thắng Tự gần đỉnh cao nhất, hoặc thong thả leo bộ qua gần 100 bậc thang đá để lên tới Đại tượng Phật A Di Đà. Đây là bức tượng Phật bằng đồng cao nhất Việt Nam tính tới thời điểm này.

Báo Công luận 
Tượng cao 12,5m, được đúc ghép bởi hơn 50 tấn đồng theo công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Chất liệu thép được sử dụng làm khung giúp chống biến dạng tượng trong điều kiện thời tiết bất lợi. Các tấm ốp bằng đồng được gia công theo kỹ thuật áp lực cơ khí, với những trang trí dạng phù điêu kế thừa mỹ thuật thời Trần. Nhìn từ xa, Đại tượng Phật A Di Đà sừng sững, uy nghi ngự giữa đài sen khổng lồ, hướng ánh mắt nhân từ về trần thế là hình ảnh linh thiêng, để lại ấn tượng mạnh mẽ với các Phật tử và du khách thập phương.

Báo Công luận 
Kết nối từ Đại tượng Phật A Di Đà tới các công trình kiến trúc tâm linh tiêu biểu khác trên đỉnh Fansipan chính là Đường La Hán. Đây là con đường lát đá nguyên khối, chạy men theo thế núi, nơi hội tụ 18 tượng La Hán bằng đồng cao 2,5m được chế tác kỳ công, cùng những gốc đỗ quyên 400-500 tuổi. Để bảo tồn những cây đỗ quyên cổ thụ vô giá này, chủ đầu tư đã chấp nhận uốn đường theo lối cây mọc. Nhờ vậy, du khách đi dạo trên Đường La Hán cũng có dịp ngắm nhìn loài cây “đặc sản” của Hoàng Liên Sơn.

Báo Công luận
Cuối Đường La Hán, nhìn sang trái, du khách sẽ chiêm ngưỡng tượng đồng Quan Thế Âm Bồ Tát ngự trên một tảng đá vươn cao ngay trước Kim Sơn Bảo Thắng Tự. Điểm đến linh thiêng này là nơi nhiều Phật tử, du khách tìm tới cầu an lành, hạnh phúc cho gia đình, người thân.

Báo Công luận
Và từ tượng đồng Quan Âm, chỉ cần đi qua hơn 100 bậc thang đá nữa là có thể chiêm ngưỡng Kim Sơn Bảo Thắng Tự đẹp như chốn thiên đình ẩn hiện giữa trùng mây. Là công trình lớn nhất trong quần thể văn hóa tâm linh trên đỉnh Fansipan nhưng Kim Sơn Bảo Thắng Tự chỉ có 5 gian, cao dưới 10m. Sân thềm chỉ rộng dưới 30m. Các đường lên chia nhỏ thành từng đoạn ngắn, có chiếu nghỉ, lối đi rợp bóng đỗ quyên.

Báo Công luận
Tòa bảo tháp đặt trên trục chính của Kim Sơn Bảo Thắng Tự cao 20m, kế thừa kiến trúc của ngôi tháp chùa Phổ Minh ở Nam Định - nơi quàn xá lỵ Phật hoàng Trần Nhân Tông. Bảo tháp được ốp đá sa thạch khai thác từ miền Trung. Tổng thể công trình được xây dựng bám ghép vào thế đất, tiệp vào cảnh quan tự nhiên để tạo nên bức tranh hoàn mỹ, thoát tục.

Hành hương lên đỉnh thiêng, dự Hội xuân Mở cổng trời Fansipan, tham quan quần thể kiến trúc văn hóa tâm linh hùng vỹ nơi nóc nhà Đông Dương và gửi đi những nguyện ước tốt đẹp – Đó là những trải nghiệm quý giá mà Sun World Fansipan Legend mang tới cho du khách trong mùa đỗ quyên thắp lửa sưởi ấm trời Hoàng Liên.

P.V

Tin khác

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

(CLO) Triển lãm “Kỷ niệm và Trải nghiệm: 100 Tác phẩm Nghệ thuật từ Họa sĩ Văn Chiến” sẽ diễn ra vào ngày 20/4/2024 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

(CLO) Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải là lễ hội dân gian truyền thống đặc trưng của ngư dân vùng ven biển, nhằm thể hiện lòng thành của ngư dân tạ ơn biển cả.

Đời sống văn hóa
Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Lễ hội Văn Thánh Miếu và Nghệ thuật hát bội tỉnh Vĩnh Long là những di sản thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của cộng đồng địa phương và được kế tục qua nhiều thế hệ.

Đời sống văn hóa
Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

(CLO) Cùng với các nghi lễ, các hoạt động, trò chơi dân gian tại Lễ hội Hoa Lư cũng là nguồn sử liệu vô cùng quý giá góp phần làm sáng rõ một giai đoạn quan trọng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Hội thi chèo thuyền tại lễ Hội hoa lư năm 2024

Hội thi chèo thuyền tại lễ Hội hoa lư năm 2024

(CLO) Ngày 18/4/2024, Hội nông dân huyện Hoa lư đã tổ chức Hội thi chèo thuyền khéo tại lễ Hội hoa lư năm 2024. Hội thi có sự tham gia của đội thi xã Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải.

Đời sống văn hóa