Làng lá dong Tràng Cát

Thứ bảy, 17/02/2018 19:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Lá dong được xem là “phần hồn” không thể thiếu của những chiếc bánh chưng ngày Tết. Để có được loại lá dong đẹp và dai, nhiều dân buôn tìm đến thôn Tràng Cát (xã Kim An, huyện Thanh Oai, Hà Nội) - nơi nổi tiếng với nghề trồng lá dong từ khoảng 600 năm trở lại đây.

Lá dong xuất ngoại

Từ đầu tháng Chạp, nhưng không khí thu hoạch, buôn bán lá dong tại thôn Tràng Cát đã trở nên hết sức nhộn nhịp. Thôn Tràng Cát trước đây gọi là làng Mai Cát. Nơi đây có một ngôi đình làng đã hơn 600 tuổi, cũng là nơi thờ Thành hoàng làng đã có công khai phá ra mảnh đất này, mang cây lá dong về trồng.

Tại miền Bắc, lá dong Tràng Cát được rất nhiều người biết đến. Nhờ được trồng trên vùng đất bãi bồi của sông Đáy, lá dong Tràng Cát có bầu lá rộng, mỏng nhưng dai, giúp bánh chưng có màu xanh tự nhiên, thơm rền. Thêm vào đó, lá dong tại đây được người dân phân loại, sắp xếp và bó rất cẩn thận nên lá dong Tràng Cát luôn được các thương lái lựa chọn. Xưa kia, lá dong Tràng Cát thường được tuyển chọn để gói bánh chưng dâng vua. Ngày nay, lá dong Tràng Cát không chỉ phục vụ trong nước và còn được xuất ngoại để phục vụ người dân Việt Nam ở nước ngoài.

Báo Công luận
Người dân thôn Tràng Cát tất bật thu hoạch lá dong mỗi dịp tết đến xuân về 
Nói về niềm tự hào của thôn, chị Hà - một người dân Tràng Cát cho biết, từ năm 2007, lá dong Tràng Cát đã xuất ngoại phục vụ nhu cầu Tết của bà con Việt Nam ở Mỹ, Nga và các nước Đông Âu...

Gìn giữ “linh hồn” của Tràng Cát

Về Tràng Cát những ngày này, đi đâu cũng bắt gặp cảnh bà con tấp nập kẻ ra người vào, mọi nhân lực đều tập trung hết vào việc thu hoạch và bán lá dong. Trung bình mỗi ngày, một người lao động tại thôn Tràng Cát xếp được từ 4.000 - 5.000 lá dong.

Năm nay dù đã ngoài 60 tuổi, nhưng đôi tay bà Trịnh Thị Nhẫn vẫn thoăn thoắt buộc từng bó lá dong. Trong nhà bà có bốn người, người thì hái lá, người thì xếp, người thì buộc, mỗi người một công đoạn. Vừa bó lá bà vừa nói: “Mỗi năm, cái làng này bán không biết bao nhiêu là lá. Cả năm mới có một ngày Tết nên ai cũng chịu khó, đau lưng cũng phải chịu chú ạ”. Cũng đang mải miết phân loại lá dong gần đó, chị Nguyễn Thị Phượng cho biết: “Trồng lá dong thì không vất vả như những loại cây khác, trồng một lần thì thu hoạch được mãi. Cứ cắt lá cũ đi lá mới lại trồi lên, triền miên năm này qua năm khác. Mỗi một năm nhà tôi thu được 100 triệu từ ba sào lá dong”.

Báo Công luận

Tết đối với chị Nguyễn Thị Hà thêm phần no ấm vì lá dong năm nay bán được giá cao. 

Theo ông Nguyễn Văn Khiêm - cán bộ Trạm khuyến nông huyện Thanh Oai,  hiện nay, càng ngày lá dong càng dễ tiêu thụ hơn và giá cũng tăng cao hơn so với trước đây. Một bó gồm 100 lá dong hiện nay có giá 70-100 nghìn đồng. Trong những ngày này, các hộ thu về 30-40 triệu đồng mỗi sào. So với trước kia, diện tích trồng lá dong tại Tràng Cát chỉ còn khoảng 25% bởi bà con chuyển sang trồng cam canh cho thu nhập cao hơn.

Dù không phải là nguồn thu nhập chính, nhưng lá dong là “linh hồn” của Tràng Cát, là tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam. Vì ý nghĩa đó, người dân thôn Tràng Cát vẫn luôn hy vọng, màu xanh của lá dong sẽ không bao giờ mất đi mỗi dịp Tết đến, Xuân về.❏

❀ Nguyễn Mạnh

Tin khác

Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, UBND tỉnh Nghệ An và UBND thị xã Cửa Lò tổ chức công bố di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

(CLO) Triển lãm “Kỷ niệm và Trải nghiệm: 100 Tác phẩm Nghệ thuật từ Họa sĩ Văn Chiến” sẽ diễn ra vào ngày 20/4/2024 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

(CLO) Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải là lễ hội dân gian truyền thống đặc trưng của ngư dân vùng ven biển, nhằm thể hiện lòng thành của ngư dân tạ ơn biển cả.

Đời sống văn hóa
Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Lễ hội Văn Thánh Miếu và Nghệ thuật hát bội tỉnh Vĩnh Long là những di sản thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của cộng đồng địa phương và được kế tục qua nhiều thế hệ.

Đời sống văn hóa
Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

(CLO) Cùng với các nghi lễ, các hoạt động, trò chơi dân gian tại Lễ hội Hoa Lư cũng là nguồn sử liệu vô cùng quý giá góp phần làm sáng rõ một giai đoạn quan trọng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.

Đời sống văn hóa