Ninh Thuận công bố lễ hội Katê và nghệ thuật chế tác gốm chăm là Di sản văn hóa phi vật thể Quôc gia

Thứ năm, 19/10/2017 08:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Lễ đón nhận và công bố Bằng chứng nhận Lễ hội Katê của người Chăm là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, được tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức vào sáng 19/10, đúng dịp diễn ra Lễ hội Katê 2017 tại địa phương.


Báo Công luận
 Tháp Poklonggarai- nơi diễn ra các hoạt động chính trong Lễ hội Katê
Lễ hội Katê, Ninh Thuận được đánh giá là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của cộng đồng người Chăm theo đạo Bàlamôn. Về bản chất, Lễ hội Katê tựa như Tết Nguyên đán của người Kinh. Trong dịp này, người Chăm sửa soạn nhà cửa, diện những bộ trang phục mới, tham gia lễ hội theo tín ngưỡng nhằm tưởng nhớ các vị thần, ông bà, tổ tiên; thăm hỏi trong gia đình, cộng đồng, chúc nhau những lời tốt lành.

Báo Công luận
 Lễ vật của đồng bào Chăm dâng lên các vị thần và tổ tiên trong Lễ hội Katê là những sản vật tự sản xuất

Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận chính thức được ghi tên trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, ban hành kèm theo quyết định số 2459/QĐ-BVHTTDL, ngày 20/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch.

Lễ hội không chỉ gắn với đền tháp cổ kính ngàn năm tuổi, nơi lưu giữ những giá trị kỹ thuật và mỹ thuật cao nhất của nền văn hoá Chăm, mà còn gắn với nhiều lĩnh vực khác của văn hoá: đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ; những bài thánh ca, ca ngợi các vị vua hiền có công với nước với dân. Lễ hội còn là dịp để cộng đồng người nhân dân địa phương và những người tham dự được thưởng thức một nền nghệ thuật ca - múa - nhạc dân gian với phong cách độc đáo.

Báo Công luận
 Đông đảo người dân địa phương và du khách tham gia Lễ hội

Lễ hội Katê diễn ra trong 3 ngày, trong đó sự kiện chính diễn ra ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm (khoảng từ cuối tháng 9 đến cuối tháng 10 dương lịch)  trên một không gian rộng lớn, lần lượt từ đền tháp (Bi môn, Ka lan) đến làng (Paley) và từng gia đình (Nga wôm), tạo thành một dòng chảy dậm chất văn hóa.Lễ hội Katê cũng đồng thời diễn ra ở 3 cụm đền tháp Chăm cổ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, trong cùng thời điểm. Các nghi lễ cơ bản giống nhau về hình thức, nội dung, nghi thức hành lễ.

Một tin vui khác cùng thuộc lĩnh vực này đối với tỉnh Ninh Thuận, ngoài Lễ hội Katê, trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, ban hành kèm theo quyết định số 2459/QĐ-BVHTTDL, còn có Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước). Cùng với làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp (một làng khác của thị trấn Phước Dân), làng gốm Bàu Trúc được coi là hai làng nghề cổ xưa nhất của Đông Nam á, hình thành cách đây khoảng 500 năm và hiện còn bảo lưu cơ bản kỹ thuật chế tác hoàn toàn bằng thủ công truyền thống.Ngoài sản xuất những vật dụng gia đình, sản phẩm gốm Bàu Trúc ngày nay nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, đa dạng về chủng loại và mẫu mã, đặc biệt đã tạo ra dòng sản phẩm có tính mỹ thuật cao tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Báo Công luận
 Gốm Bàu Trúc

Các điểm khác biệt, độc đáo nhất trong kỹ thuật chế tác gốm truyền thống của người Chăm là làm hoàn toàn thủ công với những công cụ tự tạo, hay sử dụng những vật dụng gia đình, hoặc vỏ sò vỏ hến để tạo hoa văn cho gốm. Gốm được nung hai lần bằng rơm, củi. Ngoài ra, khi tạo hình cho sản phẩm người thợ gốm không dùng bàn xoay mà chạy (giật lùi) quanh bệ nặn, động tác nhanh và điêu luyện.

Lễ công bố Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc là di sản văn hóa phi vật thể sẽ được tổ chức vào ngày 20/10.

Làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và làng gốm Bàu Trúc, cùng với hệ thống các cụm đền tháp Chăm cổ tại Ninh Thuận là những điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch của địa phương.

Anh Huy

Tin khác

Chiêm ngưỡng hàng sao đen trăm tuổi ở phố Lò Đúc (Hà Nội)

Chiêm ngưỡng hàng sao đen trăm tuổi ở phố Lò Đúc (Hà Nội)

(CLO) Những cây sao đen trên phố Lò Đúc (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được trồng từ thời Pháp có tuổi đời khoảng 120 năm mang nhiều giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen quý hiếm, gắn bó từ rất lâu với người dân Thủ đô.

Đời sống văn hóa
Hoa sơn tra đua nhau bung nở giữa núi rừng Tây Bắc

Hoa sơn tra đua nhau bung nở giữa núi rừng Tây Bắc

(CLO) Cánh rừng sơn tra ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La đang đua nhau bung nở rực sáng khắp các bản làng. Từ thung lũng đến triền núi đều được bao phủ một lớp màu trắng muốt như điểm tô thêm bức tranh đa sắc màu của miền núi rừng Tây Bắc.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc Chương trình biểu diễn dân gian Holi của người Ấn Độ tại Hà Nam

Đặc sắc Chương trình biểu diễn dân gian Holi của người Ấn Độ tại Hà Nam

(CLO) Tối 28/3, tại Khu du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng), UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam - Ấn Độ qua Chương trình biểu diễn dân gian Holi.

Đời sống văn hóa
Hàng nghìn người tham dự lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn

Hàng nghìn người tham dự lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn

(CLO) Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng diễn ra tại chùa Quán Thế Âm trong 4 ngày từ 26 đến 29/3.

Đời sống văn hóa
Tôn vinh những cống hiến của các nghệ nhân, nghệ sỹ TP Hồ Chí Minh

Tôn vinh những cống hiến của các nghệ nhân, nghệ sỹ TP Hồ Chí Minh

(CLO) Tối 28/3, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Lễ tôn vinh Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, Nghệ sỹ nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2024”.

Đời sống văn hóa